Hỗ trợ về nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 109)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.3. Hỗ trợ về nguồn vốn

Tạo điều kiện cho DNCNNVV tiếp cận vốn tín dụng. Hiện nay, có một nghịch lý là các DN dân doanh có hiệu suất sử dụng vốn cao lại thiếu vốn, khó có thể vay được vốn từ ngân hàng, trong khi không ít các DN nhà nước thua lỗ kéo dài vẫn được ưu tiên vay vốn. Rút cục là đồng vốn không được sử dụng có hiệu quả. Xây dựng cơ chế tín dụng theo hướng tách bạch cụ thể, rõ ràng giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của DNCNNVV thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Đổi mới cơ chế đảm bảo tiền vay và hình thức vay không có đảm bảo bằng tài sản. Phát triển và hiện đại hóa hệ thống

dịch vụ thông tin tín dụng để giúp cho các DNCNNVV dễ dàng tiếp cận. Tăng cường hỗ trợ cho vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm cho các DNCNNVV đang có tình trạng lao động thất nghiệp chưa có việc làm, sử dụng nhiều lao động nữ, lao đọng là người tàn tật.

Cải cách lĩnh vực tài chính nhằm đạt được sự bình đẳng về uy tín vay tín dụng giữa các công ty tư nhân và DNNN trước các ngân hàng có các nguồn lực và sẵn sàng cho các công ty tư nhân vay dài hạn cho các dự án đầu tư có tính khả thi với các mức lãi suất hợp lý, sử dụng các công cụ phù hợp để bảo toàn các khoản vay với mức hiệu quả hợp lý; cải thiện khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính chất lượng cao của các ngân hàng; mở ra khả năng tiếp cận đến thị trường chứng khoán để tăng vốn góp một khi đáp ứng được các yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)