Cách thức Starbucks thâm nhập thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu 083 chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của công ty STarbuc cofee,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 67)

Chuỗi cà phê Starbucks chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 1/2/2013, trong khuôn viên của khách sạn New World ở trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đánh dấu sự phát triển của Starbucks khi Việt Nam trở thành thị trường thứ 12 của tập đoàn này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cũng là thị trường

thứ 62 trên toàn thế giới. Vào ngày 1/ 8/ 2013, chưa hết sức nóng Starbucks lại tiếp tục khai

trương cửa hàng thứ hai tại tòa nhà President Place, Nguyễn Du, Quận 1, thành phố Hồ Chí

Minh để đáp lại sự đón tiếp nhiệt tình của khách hàng sau khi khai trương hàng đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng khách hàng đến vào ngày thứ hai không đạt được kỳ vọng vì số lượng khách hàng giảm nhiều so với số khách hàng đến cửa hàng đầu tiên. Sau đó, cửa hàng thứ ba được khai trương vào ngày 16/1/2013 và tiếp đó cửa hàng thứ tư đi vào hoạt động ở tầng

trệt của khách sạn REX và góc đường Đông Du, Quận 1.

Khi mở rộng cửa hàng của mình vào thị trường Việt Nam, Starbucks đã sử dụng phương thức thâm nhập thông qua phương thức cấp phép, được ký kết với công ty Coffee Concepts, một chi nhánh của Tập đoàn Maxim's Hồng Kông. Tập đoàn Maxim’s Hồng Kông là một tập đoàn có tiềm lực tài chính lớn và có kinh nghiệm trong việc quản lý chuỗi

cửa hàng. Tập đoàn này được thành lập vào năm 1956 và hiện đang sở hữu 810 cửa hàng tại Hồng Kông và Macao, Trung Quốc, cung cấp các dịch vụ đa dạng như chuỗi nhà hàng phục vụ đồ ăn cho Trung, Á, Âu (M.A.X Concept), chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, chuỗi bánh Maxim’s cake (chuỗi cửa hàng bánh hàng đầu của Hồng Kông với 160 cửa hàng), v.v.

Từ năm 2000, nhờ hợp tác với tập đoàn này Starbucks đã thâm nhập thành công vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng là Hồng Kông, Macao với 130 cửa hàng. Tập đoàn Maxim Hồng Kông cũng vận hành dịch vụ ăn uống trên không tại 11 sân bay ở Trung Quốc,

bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, thông qua hình thức liên doanh. Việc này đã đóng góp một lượng doanh thu đáng kể cho Starbucks. Một lần nữa Starbucks lại chọn Maxim’s Hồng

Kông làm đối tác chiến lược để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam vì Starbucks đã hiểu rõ, tin tưởng vào khả năng tài chính và kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng của đối tác.

Trái với nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh khác thường lựa chọn phương thức nhượng quyền thương mại hay liên doanh với một đối tác tại Việt Nam để thâm nhập vào thị trường,

Starbucks lại chọn một đối tác nước thứ ba thay vì chọn đối tác trong nước. Điều này có thể là do một số lý do sau. Thứ nhất, Starbucks thường sử dụng chiến lược hợp tác với một đối tác địa phương nơi mà Starbucks thâm nhập như thị trường Trung Quốc, Ản Độ vì đây là những quốc gia chưa có văn hóa tiêu dùng cà phê nên Starbucks muốn tận dụng kiến thức về văn hóa bản địa của đối tác để thâm nhập vào các thị trường này một cách dễ dàng.

Còn đối với Việt Nam, do đã có văn hóa uống cà phê rõ ràng, nên Starbucks không nhất thiết phải hợp tác với một đối tác địa phương để tận dụng sự hiểu biết của đối tác bản địa về thị trường cà phê. Thứ hai, Starbucks muốn hợp tác với một công ty có khả năng quản lý và mở rộng chuỗi cửa hàng một cách nhanh nhất, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được.

Loại đồ uống Đồ uống cụ thể Giá (VNĐ)

Cold brew Cold brew 65.000- 75.000

Vanilla Sweet Cream Cold 75.000- 85.000

Espresso & Coffee Caramel Macchiato 90.000- 100.000

Asian Dolce Latte 85.000- 95.000

Cold Foam Iced Espresso 75.000- 85.000

Một phần của tài liệu 083 chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của công ty STarbuc cofee,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w