Phân loại chợ [15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng lưới chợ vùng đông bắc (Trang 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Phân loại chợ [15]

Căn cứ nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển quản lý chợ và Nghị định sửa đổi. Bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ.

Phân loại chợ dựa trên các khái niệm cơ bản sau:

Phạm vi chợ: Là khu vực đƣợc quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (nhƣ bãi đỗ xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đƣờng bao quanh.

Chợ đầu mối: Là chợ thu hút vai trò, tập trung lực lƣợng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế hay của ngành hàng để tiếp tục phân phối đến các chợ và các kênh lƣu thông khác.

Chợ kiên cố: Là chợ đƣợc xây dựng bằng các vật liệu có sức bền, đảm bảo thời gian sử dụng trên 10 năm.

Chợ bán kiên cố: Là chợ đƣợc xây dựng bằng các vật liệu có sức bền và thời gian sử dụng từ 5 – 10 năm.

Chợ tạm: Là chợ đƣợc xây dựng bằng các vật liệu nhƣ tre, nứa, lá, ô dù... Hoặc bằng các vật liệu đơn giản có thời gian sử dụng dƣới 5 năm. Là loại chợ nằm trong

quy hoạch nhƣng không đƣợc xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm: Quầy hàng, sạp hàng, kiot, cửa hàng đƣợc bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.

Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng đặc thù và tính chất riêng.

Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.

Chợ dân sinh: Là chợ hạng III (do xã, phƣờng quản lí) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của ngƣời dân.

Chợ biên giới: Là chợ nằm trong khu vực biên giới đất liền (gồm xã, phƣờng, thị trấn) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phƣờng, thị trấn giáp biển, đảo và quần đảo).

Chợ nông thôn: Là chợ xã của các huyện và khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhƣng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

Dựa trên những tiêu chí khác nhau có thể chia chợ thành nhiều loại.

* Phân loại chợ theo chức năng kinh doanh

Phân loại chợ theo hàng hóa chủ yếu đƣợc lƣu thông qua chợ: - Chợ chuyên kinh doanh nông sản thực phẩm.

- Chợ chuyên kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng.

- Chợ chuyên kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi (chợ trâu, bò, chợ hoa.…). - Chợ chuyên kinh doanh khác.

- Chợ tổng hợp.

* Phân loại chợ theo hoạt động mua bán hàng hóa

- Theo loại hàng hóa chủ yếu đƣợc lƣu thông qua chợ: chợ chuyên kinh doanh nông sản thực phẩm, chợ chuyên kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, chợ chuyên kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi ( chợ trâu, chợ bò, chợ hoa…), chợ chuyên kinh doanh tổng hợp.

- Theo tính chuyên môn hóa: Chợ đầu mối (chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp), chợ bán buôn, chợ bán lẻ…

- Theo phƣơng thức đƣợc giao dịch: Chợ truyền thống (giao ngay), chợ mua bán theo hợp đồng, chợ giao sau…

* Phân loại chợ theo không gian địa lí

- Theo địa giới hành chính hay phạm vi lƣu thông của hàng hóa: Chợ phƣờng, xã, chợ huyện, liên xã, liên huyện, thị trấn, tỉnh, thành phố, chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu…

- Theo vùng lãnh thổ: Chợ miền núi, chợ đồng bằng, chợ nông thôn, chợ thành phố, chợ ở các vùng kinh tế hay trung tâm kinh tế, hải đảo, chợ trên sông…

* Phân loại chợ theo thời gian họp chợ

- Theo thời gian trong ngày: Chợ sáng, chợ chiều, chợ đêm, chợ họp cả ngày, chợ họp cả ngày và đêm…

- Theo khoảng cách thời gian giữa các lần họp chợ: Chợ hàng ngày, chợ phiên, chợ mùa vụ…

* Phân loại chợ theo điều kiện cơ sở vật chất

- Chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, chợ tạm, chợ cóc.…

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mạng lưới chợ

1.1.6.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế

Sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa đã tạo ra một khối lƣợng vật chất khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về vật chất và tinh thần của xã hội. Mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng do cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất có tác động tới cơ cấu hàng hóa đƣợc phân phối đến hệ thống chợ. Quy mô và trình độ sản xuất có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các hình thức trao đổi, mua bán, kinh doanh hàng hóa. Khi sản xuất với quy mô nhỏ, trình độ khoa học công nghệ không cao, phƣơng thức thanh toán chủ yếu là trực tiếp với khối lƣợng hàng hóa ít, chất lƣợng hàng hóa không đồng nhất thì chủ yếu là thích hợp với hình thức phân phối qua chợ truyền thống. Ngƣợc lại, khi sản xuất tập trung với quy mô lớn, trình độ tổ chức sản xuất cao thì sẽ tạo điều kiện cho số lƣợng ngƣời phân phối sản phẩm tăng lên. Giao dịch giữa ngƣời sản xuất và ngƣời phân phối chuyên nghiệp theo quy mô lớn với sự đảm bảo chất lƣợng hàng hóa đồng đều…Sự phát triển của trình độ sản xuất sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng, quy mô và cơ cấu lƣợng hàng hóa phân phối tới mạng lƣới chợ ở nƣớc ta.

Mạng lƣới chợ chịu ảnh hƣởng lớn của nguồn cung cấp sản phẩm cũng nhƣ tổ chức lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế. Nguồn cung cấp mặt hàng càng lớn và

càng gần nguồn tiêu thụ thì càng có điều kiện hình thành các chợ đầu mối và các trung tâm thƣơng mại lớn. Vì vậy không phải ngẫu nhiên các chợ đầu mối thƣờng đƣợc hình thành ở các trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc. Sự phát triển kinh tế nói chung và các ngành nói riêng đều tạo cơ hội cho mạng lƣới chợ phát triển.

1.1.6.2. Đặc điểm dân cư và văn hóa

Dân cƣ là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát triển và phân bố của ngành nội thƣơng. Đặc biệt là các loại hình bán lẻ trong đó có loại hình bán lẻ chợ truyền thống với vai trò là lực lƣợng tiêu dùng. Trong đó có một số đặc điểm quan trọng dân cƣ có ảnh hƣởng tới các loại hình bán lẻ là quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, sức mua.

Về quy mô dân số, thị trƣờng Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn trên thế giới. Theo tổng cục thống kê, năm 2013 Việt Nam có 89.70 triệu dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Với tốc độ tăng dân số ở mức khá cao so với trung bình thế giới (1,05%/năm) đã tạo cho nƣớc ta có một cơ cấu dân số trẻ, trong đó có khoảng 35% dân số dƣới 35 tuổi - đây là độ tuổi có mức tiêu dùng cao nhất trong cơ cấu ngƣời tiêu dùng.

730 843 1064 1169 1052 642 9.8 15.48 24.8 16.09 1.14 13.71 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm USD/Người 0 5 10 15 20 25 30 % Thu nhập bình quân (USD/người) Tốc độ tăng (%)

Hình 1.1: Mức thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP vùng Đông Bắc giai đoạn 2005 – 2010

Mức độ thu nhập và chi tiêu của ngƣời dân ngày càng tăng lên đƣợc phản ánh qua quy mô và tốc độ tăng trƣởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở nƣớc ta trong những năm gần đây luôn ở mức trên 10%. Chính điều này đã làm cơ sở xác định khả năng mua sắm, yêu cầu chất lƣợng hàng hóa, doanh số bán hàng, thời gian hoạt động của các loại hình bán lẻ.

Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tăng lên cũng có tác dụng thay đổi thói quen tiêu dùng và xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân. Yêu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao về chất lƣợng và sự đa dạng về chủng loại hàng hóa đã tạo điều kiện cho nâng cao chất lƣợng các loại hình bán lẻ hiện đại, văn minh (siêu thị và trung tâm thƣơng mại). Xu hƣớng phát triển tiêu dùng và điều kiện sống của ngƣời dân có tính chất quyết định tới cơ cấu và giá cả hàng hóa trong các cơ sở bán lẻ hàng hóa ở nƣớc ta.

Các loại hình bán lẻ nói chung và các loại hình chợ nói riêng muốn phát triển đƣợc thì phải hiểu đƣợc xu hƣớng và thói quen tiêu dùng của dân cƣ. Với điểm xuất phát là một nƣớc nông nghiệp, sự trao đổi hàng hóa chủ yếu diễn ra ở các chợ từ qui mô nhỏ tới lớn và đây là hình thức bán lẻ phổ biến, có mặt ở hầu hết các địa phƣơng. Tuy nhiên, khi chất lƣợng cuộc sống và yêu cầu hàng hóa ngày càng cao cũng đòi hỏi nâng cao chất lƣợng loại hình bán lẻ này. Thêm vào đó sự phát triển kinh tế cùng với sự hội nhập quốc tế, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã ảnh hƣởng tới nhận thức, hành vi thái độ của khách hàng trong việc lựa chọn, quyết định chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Hiện nay, tỉ lệ khách hàng đến siêu thị, trung tâm thƣơng mại mua sắm của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao do chất lƣợng hàng hóa và phƣơng thức phục vụ ngày càng tốt. Tuy nhiên, một số lƣợng lớn ngƣời tiêu dùng vẫn tới chợ mua sắm vì tính chất truyền thống và các giá trị văn hóa của nó.

1.1.6.3. Phân bố dân cư và mạng lưới các điểm quần cư

Phân bố dân cƣ và mạng lƣới các điểm quần cƣ có ảnh hƣởng rõ rệt đến phân bố mạng lƣới chợ dƣới vai trò là lực lƣợng tiêu dùng. Mức độ tập trung dân cƣ ảnh hƣởng rất lớn tới quy mô, hình thức tổ chức và thời gian hoạt động của các chợ. Những nơi có mức độ tập trung dân cƣ lớn, mật độ dân số cao cũng là một sức hút với sự hình thành mạng lƣới chợ, tiêu biểu các đô thị. Ở những nơi này các chợ cũng có điều kiện hoạt động thƣờng xuyên hơn, các mặt hàng phục vụ đa dạng hơn do nhu cầu phong phú của ngƣời dân.

Ở các thành phố thƣờng có mạng lƣới chợ với mật độ cao, buôn bán phức tạp, đa dạng, hiện đại, quy mô lớn. Đáp ứng nhu cầu đông đảo dân cƣ với mức sống cao, nhu cầu tiêu dùng lớn. Bên cạnh đó, nét văn hóa của ngƣời tiêu dùng là văn hóa đô thị năng động, cởi mở, lịch thiệp, có yêu cầu đa dạng về chủng loại và chất lƣợng hàng hóa. Đặc điểm văn hóa - xã hội ở thành thị đã ảnh hƣởng lớn tới nhận thức, hành vi, thái độ của khách hàng trong việc lựa chọn, quyết định tiêu dùng với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Ngƣời tiêu dùng ở thành thị luôn có nhu cầu cao hơn ở nông thôn về chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt với sự phát triển kinh tế hội nhập quốc tế ở thành thị ngày càng phổ biến thói quen mua sắm ở siêu thị hay trung tâm thƣơng mại. Điều này đã giải thích vì sao đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ trở thành hai vùng có mạng lƣới bán lẻ hàng hóa dày đặc nhất cả nƣớc.Vùng nông thôn, hệ thống chợ thƣờng mang tính chất tự cấp tự túc, hoạt động một cách không thƣờng xuyên và ít chuyên nghiệp trong phục vụ hàng hóa hơn. Mỗi loại hình quần cƣ thƣờng có những loại hình chợ đặc thù phù hợp với tập quán cƣ trú và sinh hoạt sản xuất và hàng hóa mang tính đặc sản địa phƣơng.

1.1.6.4. Khoa học, công nghệ

Yếu tố khoa học - công nghệ là yếu tố mang đầy kịch tính nhất, có ảnh hƣởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học công nghệ mới phát sinh sẽ hủy diệt các công nghệ trƣớc đó không nhiều thì ít. Đây là yếu tố hủy diệt mang tính sáng tạo của công nghệ mới. Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lƣợng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và bán hàng. Trong doanh nghiệp thƣơng mại, việc cung ứng những sản phẩm mới, tiên tiến, phù hợp với xu thế và chiều hƣớng tiêu dùng ngày càng là một đòi hỏi cấp thiết.

Mặt khác, việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học - công nghệ trong hoạt động thƣơng mại cũng làm thay đổi nhanh chóng phƣơng thức và cung cách phục vụ khách hàng nhƣ giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm tra, kiểm kê…Xu hƣớng tác động của nó là càng ngày việc tiêu dùng của ngƣời dân càng dễ dàng hơn, một mặt nó nâng cao tính chất chuyên nghiệp, hiện đại trong kinh doanh của hệ thống chợ, mặt khác nó dần biến các chợ thành hình thức kinh doanh mới.

1.1.6.5. Đường lối chính sách

Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc hiện nay là nên kinh tế phổ biến trên thế giới. Sự khác nhau về điều tiết của Nhà nƣớc chỉ là ở mức độ. Trong thực tế không có nền kinh tế thị trƣờng tự do với nghĩa là không có sự can thiệp của Nhà nƣớc. Để đảm bảo sự vận hàng của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động cạnh tranh, quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Chính phủ để điều tiết thị trƣờng. Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cũng nhƣ mỗi cá thể kinh doanh phải nghiên cứu, phân tích, dự báo về chính trị và pháp luật, cùng với xu hƣớng vận động của nó bao gồm:

- Sự ổn định về chính trị, đƣờng lối ngoại giao, chính sách ngoại thƣơng. - Hệ thống pháp luật, chính sách, sự hoàn thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành. - Các luật về thuế, về bảo vệ môi trƣờng sinh thái, ô nhiễm.

- Các chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại của Nhà nƣớc, của địa phƣơng.

- Sự điều tiết và khuynh hƣớng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội.

- Các quy định của Chính phủ về cạnh tranh, chống độc quyền, về việc cho khách hàng vay tiêu dùng, về việc cho thuê, mƣớn và khuyến mại…

- Các quy định về bảo vệ quyền lợi của công ty, bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, bảo vệ công chúng…

Trên thực tế, các yếu tố chính trị và pháp luật ổn định, rõ ràng, minh bạch có thể tạo ra thuận lợi cho kinh doanh. Sự thay đổi và sự biến động đều có thể tạo ra những thay đổi liên tục, nhanh chóng, không thể dự báo trƣớc đƣợc. Ví dụ: Thay đổi về thuế xuất nhập khẩu có thể tạo ra cơ hội cho ngành kinh doanh này, tạo ra nguy cơ cho ngành kinh doanh khác. Chính sách đầu tƣ có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp đối với việc thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp và sự phát triển các khu động lực hay chính sách tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của thị trƣờng nội địa đã tạo điều kiện cho mạng lƣới thƣơng nghiệp nội địa nƣớc ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

1.1.6.6. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm từ khi bắt đầu hoạt động và trong một quá trình tồn tại và phát triển của mình. Những sự biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng lưới chợ vùng đông bắc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)