Mật độ và bán kính phục vụ của chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng lưới chợ vùng đông bắc (Trang 40 - 42)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2. Mật độ và bán kính phục vụ của chợ

Chợ đƣợc phân bố rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc. Nhìn chung, ở các khu vực đông dân hoặc đầu mối giao thông thì mật độ chợ cao. Trong cả nƣớc, ở những vùng đông dân, có lịch sử phát triển lâu đời hoặc các trung tâm kinh tế phát triển thì mật độ chợ thƣờng cao hơn nhiều so với các vùng khác.

Bảng 1.2: Mật độ chợ phân theo các vùng kinh tế năm 2013

Tổng số chợ (chợ) Diện tích (km 2 ) Mật độ (chợ/100km2) Cả nƣớc 8546 330972 2.6 Đồng bằng sông Hồng 1815 21059 8.6 Đông Bắc 1160 57859 2.0 Tây Bắc 269 37416 0.7 Bắc Trung Bộ 1397 51458 2.7

Duyên hải Nam Trung Bộ 1069 44376 2.4

Tây Nguyên 362 54641 0.7

Đông Nam Bộ 748 23591 3.2

Đồng bằng sông Cửu Long 1726 40572 4.3

(Nguồn: Xử lí theo số liệu của Bộ công thương năm 2013)

Mật độ chợ hiện nay trung bình của cả nƣớc là 2,6 chợ/100km2 tức là trong vòng diện tích 100km2 thì có 2,6 chợ phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dân. Trên phạm vi cả nƣớc, vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ chợ lớn nhất cả nƣớc với 8,6 chợ/100km2 (cao gấp 3,3 lần mức trung bình của cả nƣớc), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (4,3 chợ/100km2) và Đông Nam Bộ (3,2 chợ/100km2). Đây là những vùng kinh tế phát triển với tốc độ cao, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa đã tác động mạnh tới mức sống và mức tiêu dùng của ngƣời dân đã tạo điều kiện cho mạng lƣới chợ ở khu vực này phát triển một cách dày đặc. Ngƣợc lại những vùng miền núi lại có mật độ chợ ở mức thấp nhƣ Tây Bắc (0,7 chợ/100km2). Đây phần lớn là nơi cƣ trú của các dân tộc ít ngƣời, mật độ dân số thấp, chủ yếu phục vụ theo phƣơng thức tự cung tự cấp.

Bảng 1.3: Mƣời tỉnh, thành phố có mật độ chợ lớn nhất cả nƣớc năm 2013 STT Tỉnh. Thành phố Diện tích (km2 ) Số chợ (chợ) Mật độ chợ (chợ/100km2 ) 1 Thái Bình 1567,4 233 14,9 2 Nam Định 1652,5 216 13,1 3 Bắc Ninh 822,7 108 13,1 4 Hà Nam 860,2 110 12,8 5 Hà Nội 3344,6 418 12,5 6 TP. Hồ Chí Minh 2095,5 246 11,7 7 Hƣng Yên 923,5 101 10,9 8 Hải Dƣơng 1650,2 175 10,6 9 Hải Phòng 1522,1 143 9,4 10 Ninh Bình 1389,1 107 7,7

(Nguồn: Xử lí theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2013)

Ngoài chỉ tiêu mật độ chợ theo diện tích tự nhiên thì một chỉ tiêu khác để đánh giá mức độ tập trung của mạng lƣới chợ là mật độ chợ theo đơn vị hành chính, xã (phƣờng). Mật độ trung bình theo đơn vị hành chính cấp huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh) là 15,6 chợ/ huyện và theo cấp xã là 0,9 chợ/xã (năm 2013).

Nếu tính theo đơn vị hành chính xã (phƣờng), vùng có mật độ chợ cao nhất nƣớc ta vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mật độ trung bình là 1,15 chợ/xã (cao hơn so với trung bình cả nƣớc), tiếp đến là Duyên hải Nam Trung Bộ với mật độ trung bình là 1,04 chợ/xã và Đông Nam Bộ là 0,89 chợ/xã. Ngƣợc lại những vùng có mật độ chợ thấp nhất nƣớc ta là Tây Nguyên với mật độ trung bình là 0,53 chợ/xã và Tây Bắc với 0,43 chợ/xã.

Nếu tính theo đơn vị hành chính là huyện thì mật độ trung bình của cả nƣớc là 15,6 chợ/huyện. Tuy nhiên con số này lại có sự khác biệt rất lớn trên phạm vi cả nƣớc. Bắc Trung Bộ là vùng có mật độ chợ lớn nhất với 19,6 chợ/huyện, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng với 19,5 chợ/huyện. Tây Nguyên và Tây Bắc vẫn là vùng có mật độ chợ thấp nhất cả nƣớc với mật độ trung bình của vùng tƣơng ứng là 7,0 và 7,5 chợ/huyện.

Nhƣ vậy, mạng lƣới chợ ở nƣớc ta phân bố rất không đồng đều. Sự phân bố không đồng đều ấy đã hình thành nên một khoảng cách thƣơng mại nói riêng cũng nhƣ khoảng cách về kinh tế nói chung giữa các vùng kinh tế xuất phát từ vị trí và vai trò của chợ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Bán kính phục vụ trung bình của mạng lƣới chợ hiện nay ở nƣớc ta là 3,5km/chợ (tức là cứ 3,5km thì có một chợ). Tuy nhiên bán kính này cũng có sự thay đổi theo từng vùng kinh tế. Cùng với mật độ chợ theo đơn vị hành chính thấp nhất thì bán kính phục vụ của chợ vùng Tây Bắc và Tây Nguyên cũng là rất thấp, chỉ đạt 6,6km/chợ và 6,9km/chợ. Con số này cao gấp hai lần mức trung bình của cả nƣớc. Điều này chứng tỏ mạng lƣới chợ của hai vùng này còn rất thƣa thớt, khoảng cách hai chợ còn khá xa do đó khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa của ngƣời dân còn chƣa cao.

Bên cạnh đó thì có những vùng mức độ đáp ứng yêu cầu hàng hóa của ngƣời dân lại rất cao thể hiện ở bán kính phục vụ trung bình của chợ ở khu vực này ở mức khá thấp là hai vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long với mật độ trung bình là 1,8km/chợ và 3,1km/chợ.

Có thể thấy rằng các vùng đồng bằng có mật độ chợ cao hơn nhiều so với vùng miền núi, do đó khả năng phục vụ cho nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa tốt hơn. Ngƣợc lại các vùng miền núi kinh tế gặp nhiều khó khăn nên mạng lƣới chợ còn thƣa thớt, mật độ chợ còn khá thấp so với trung bình cả nƣớc và thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng lưới chợ vùng đông bắc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)