Cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng lưới chợ vùng đông bắc (Trang 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.2. Cơ cấu nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế vùng Đông Bắc đang có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng chung của cả nƣớc và từng bƣớc khai thác đƣợc tiềm năng lợi thế của vùng, là giảm tỉ trọng khu vực I và tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III

27 36,83 37,5 38,56 34,72 34,25 27,14 26,45 27,85 28,06 3,03 35,5 34,99 37,43 37,69 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2008 2010 2011 2012 Năm

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành vùng Đông Bắc 2005– 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, 2012)

Trong giai đoạn 2005 - 2012, khu vực I giảm từ 38,56% (năm 2005) xuống còn 34,25% (năm 2012) tức giảm 4,31%; tỉ trọng khu vực II tăng từ 26,45% (năm 2005) lên 28,06% (năm 2012) tăng 1,61%, khu vực III có tỉ trọng khá cao và có xu hƣớng tăng nhanh và không ổn định, tăng từ 34,99% (năm 2005) lên 37,96% (năm 2012) tăng 2,97%.

Xu hƣớng chuyển dịch này là tích cực, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn còn tƣơng đối chậm, đặc biệt là khu vực II. Cơ cấu kinh tế của vùng Đông Bắc nói chung vẫn còn lạc hậu so với cả nƣớc. Đến năm 2010, khu vực nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm gần 32,83% GDP của vùng trong khi con số này của cả nƣớc là 20,58%

a. Nông – lâm – thủy sản

Nông - lâm - thủy sản vẫn còn là lĩnh vực kinh tế quan trọng của vùng Đông Bắc hiện nay, chiếm gần 34,25% trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng và là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp chung của vùng. Đây là ngành có vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn hàng hóa nông nghiệp phong phú với nhiều loại đặc sản cho các chợ địa phƣơng từ đó cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong vùng cũng nhƣ ngoài vùng.

Đối với sản xuất nông nghiệp

Đông Bắc là vùng có điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng cả chăn nuôi và trồng trọt. Thời kì 2005 - 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, trong đó trồng trọt tăng 3,0%/năm, chăn nuôi tăng 3,0%/năm.

Trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp lại có sự chuyển dịch mạnh giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi theo hƣớng tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, thì ngành trồng trọt chiếm 69%, chăn nuôi 31% thì đến năm 2012 thì trồng trọt còn 66% giảm 3%, chăn nuôi là 34% tăng 3%. Trong đó, có một phần không đáng kể giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp.

Bảng 2.2. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2005 – 2012

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi

Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %

2005 13137.2 100% 9064.67 69% 4072.53 31%

2010 18452 100% 12178.3 66% 6273.68 34%

2011 19936.1 100% 12759.1 64% 7177 36%

2012 24253.6 100% 16007.4 66% 8246.22 34%

(Nguồn: Niên giám thống kê năm2005, 2012)

Về tình hình sản xuất một số cây trồng vật nuôi chủ yếu của vùng Đông Bắc - Trồng trọt:

+ Cây lƣơng thực:

Quan trọng nhất là cây lúa diện tích năm 2012 là 511.8 nghìn ha, chiếm 71% diện tích gieo trồng các cây lƣơng thực có hạt. Năm 2013 năng suất lúa đạt 49,79 tạ/ha gấp 1.1 lần năm 2005 (44,3 tạ/ha). Sản lƣợng lúa đạt 2597.2 nghìn tấn gấp 1,1 lần năm 2005 (2321.8 nghìn tấn). Lúa đƣợc trồng với diện tích lớn nhất ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Đồng thời đây cũng là các tỉnh có năng suất và sản lƣợng cao trong toàn vùng.

Ngoài ra trong cơ cấu cây lƣơng thực, cây ngô là nguồn lƣơng thực chính đối với đồng bào một số dân tốc ít ngƣời ở vùng cao. Gần đây khi triển khai chƣơng trình

trồng giống ngô lai, ngô đang trở thành nông sản hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số tỉnh và góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trong vùng. Cây ngô chiếm tỉ lệ nhỏ về diện tích và sản lƣợng trong cơ cấu cây lƣơng thực của vùng, nhƣng đây lại là vùng sản xuất ngô lớn nhất cả nƣớc với diện tích 246.7 nghìn ha (năm 2012), sản lƣợng 901.9 nghìn tấn (chiếm trên 30% của cả nƣớc). Tuy nhiên, năng suất ngô lại thấp nhất so với các vùng khác do đồng bào chủ yếu trồng những giống ngô cũ, quen với thổ nhƣỡng của địa phƣơng. Các tỉnh có diện tích sản lƣợng ngô lớn nhất là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ.

+ Cây thực phẩm: Tuy chiếm diện tích nhỏ nhƣng lại là cây trồng mang tính hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đáng chú ý là các loại cây vụ đông với cơ cấu cây trồng đa dạng và đang đem lại hiệu quả sản xuất cao. Các cây trồng chính trong sản xuất rau vụ đông là: Khoai tây, cà chua, su hào, bắp cải và các loại cây gia vị khác. Đặc biệt, do Đông Bắc là vùng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc, nên có một mùa đông rất lạnh. Đó cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu các loại cây thực phẩm vụ đông với các loại rau đặc sản nhƣ ngồng bắp cải, ngồng cải làn....

+ Cây công nghiệp: Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của cả nƣớc. Có các sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu là chè, đậu tƣơng, quế, hồi, sơn…

Trồng các loại cây công nghiệp là thế mạnh hàng đầu của vùng Đông Bắc đặc biệt là cây chè. Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là đỗ tƣơng, lạc, thuốc lá.…

Chè: Là cây công nghiệp đặc trƣng của vùng chiếm 71,2% diện tích các cây công nghiệp lâu năm của vùng. Năm 2012 diện tích trồng chè toàn vùng là 78,3 nghìn ha. Các vùng chuyên canh chè trong vùng đã hình thành và phát triển tƣơng đối ổn định nhờ những tiến bộ trong khâu trồng, chế biến dƣới tác động của thị trƣờng tiêu thụ. Các tỉnh có diện tích chè quy mô lớn lần lƣợt là Hà Giang (khoảng 19 nghìn ha), Thái Nguyên (17.7 nghìn ha), Phú Thọ (16.4 nghìn ha), Yên Bái (12 nghìn ha). Một số giống chè nỗi tiếng trong vùng nhƣ: Chè xanh Tân Cƣơng (Thái nguyên), chè Shan (Hà Giang), chè Suối Giàng (Yên Bái), chè đắng (Cao Bằng)

Trong vùng còn có các điều kiện tự nhiên phù hợp với điều kiện sinh thái của một số cây trồng khác nhƣ quế, hồi, sơn, thảo quả đã đƣợc đầu tƣ phát triển ở hầu hết các tỉnh.

Cây công nghiệp hàng năm: Đông Bắc có điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp với một số cây công nghiệp hàng năm, trong đó đặc biệt là đậu tƣơng, lạc, thuốc lá.

Đậu tƣơng đƣợc trồng khá phổ biến. Năm 2011 diện tích đậu tƣơng của vùng là 64,1 nghìn ha (chiếm trên 30% của cả nƣớc). Tỉnh có sản lƣợng đậu tƣơng lớn nhất vùng là Hà Giang (chiếm 31,3 diện tích và 27,4 % diện tích toàn vùng), ngoài ra đậu tƣơng còn đƣợc trồng ở Phú Thọ, Bắc Giang.

Lạc là cây đứng thứ hai cả nƣớc sau Bắc Trung Bộ, tỉnh trồng nhiều lạc nhất là Bắc Giang chiếm 22% diện tích và 27,4% sản lƣợng lạc của toàn vùng và là tỉnh đứng thứ năm cả nƣớc về diện tích và sản lƣợng.

+ Cây ăn quả, cây đặc sản: Đông Bắc có sản phẩm cây ăn quả khá đa dạng, bao gồm các loại quả nhiệt đới (chuối, xoài, nhãn, vải, na…), các cây ăn quả cận nhiệt (cam quýt, chanh, đào, lê, mận…) diện tích các loại cây ăn quả đang có xu hƣớng đƣợc mở rộng, đạt 175.7 nghìn ha năm 2010 (chiếm 22,5% diện tích cây ăn quả của cả nƣớc). Trong các loại cây ăn quả ở đây nhãn, vải là hai loại cây chiếm diện tích lớn. Riêng Bắc Giang chiếm gần ½ diện tích nhãn, vải cả vùng với trên 37.8 nghìn ha. Sau đó là cam, quýt, bƣởi có diện tích là 32 nghìn ha.

Ở Đông Bắc đã hình thành một số vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung có sản lƣợng hàng hóa khá lớn: Vùng vải Lục Ngạn (Bắc Giang), bƣởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Bắc Quang (Hà Giang), quýt Bắc Sơn (Lạng Sơn),…

- Chăn nuôi + Chăn gia súc:

 Chăn nuôi lợn: Giai đoạn 2005 - 2012 tổng đàn lợn tăng từ 4193.7 nghìn con (2005) lên 4915.2 nghìn con (năm 2012), tăng gấp 1,2 lần năm 2005. Đàn lợn tăng mạnh vì đây là vùng có các phụ phẩm nông nghiệp lớn. Tỉnh có đàn lợn lớn nhất là Bắc Giang (1162 nghìn con), Phú Thọ, Thái Nguyên,Tuyên Quang.

 Chăn nuôi bò: Năm 2005 tổng đàn bò đạt 651.4 nghìn con có xu hƣớng giảm xuống năm 2012 đàn bò còn 590.2. Do nguyên nhân “sinh hóa” đàn bò, đƣa các giống bò lai có phẩm chất tốt vào thay thế giống cũ. Tổng đàn bò giảm do thải loại giống cũ và do đợt rét đậm rét hại kéo dài vào cuối năm 2008 cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm số lƣợng đàn bò trên địa bàn vùng. Bò phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Phú Thọ…

 Chăn nuôi trâu: Có xu hƣớng giảm năm 2005 tổng đàn trâu đạt 1163.2 nghìn con. Giảm xuống còn 974.1 nghìn con năm 2012. Đàn trâu giảm do nhu cầu về sức kéo và hạn chế về khả năng sinh sản và do tác động tiêu cực của khí hậu. Chăn nuôi trâu chủ yếu phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào. Hiện nay, thịt trâu cũng là một loại thực phẩm đƣợc nhân dân ƣa chuộng trong các nhà hàng vì vậy một số hộ đã chuyển hƣớng sang chăn nuôi trâu lấy thịt.

 Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm đƣợc coi là một trong những thế mạnh của vùng. Giai đoạn 2005 - 2012, tổng đàn gia cầm trên địa bàn vùng tăng lên: Từ 39507 nghìn con (2005) lên 50829 nghìn con (2012), tăng 1,3 lần. Trong quá trình phát triển đàn gia cầm, các loại gia cầm siêu thịt, siêu trứng nhƣ gà công nghiệp năng suất cao, gà mía, ngan Pháp. Vịt super M đƣợc chú trọng nuôi nên ngành chăn nuôi phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và sản lƣợng. Các tỉnh có số lƣợng đàn gia cầm lớn nhất vùng là Bắc Giang (15425 nghìn con), Phú Thọ (11127 nghìn con).

Tóm lại, ngành nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua vẫn tiếp tục tạo ra nhiều mặt hàng nông sản đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng hàng hóa theo yêu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Nông nghiệp chính là nguồn cung cấp hàng hóa phong phú đa dạng và ổn định cho hệ thống chợ tại vùng Đông Bắc.

Đối với sản xuất lâm nghiệp

Với Đông Bắc phát triển lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong việc khai thác lãnh thổ một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Về kinh tế, rừng cung cấp nguyên liệu giấy nhƣ thông, tinh dầu hồi, thảo quả, dƣợc liệu và gỗ dân dụng; tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch và bảo tồn nguồn gen quý hiếm…Đồng thời về phƣơng diện môi trƣờng, việc đảm bảo tỉ lệ che phủ rùng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, tạo nguồn sinh thủy cho các công trình thủy điện, thủy lợi; bảo vệ đất đai hạn chế các tai biến thiên nhiên.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng liên tục tăng qua các năm, từ 1473.2 tỉ đồng năm 2005 lên 6170.9 tỉ đồng năm 2012 (giá so sánh năm 2010). Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng, hoạt động khai thác lâm sản mặc dù đang có dấu hiệu giảm về tỉ trọng trong những năm gần đây, nhƣng vẫn chiếm ƣu thế tuyệt

đối với gần 80%. Hoạt động trồng và nuôi rừng đứng hàng thứ hai, trong khi đó dịch vụ lâm nghiệp còn khá nhỏ (chỉ khoảng 5- 6%)

b. Công nghiệp – xây dựng

Trong cơ cấu GDP của Đông Bắc, khu vực công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng lên, xong còn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn (28.06% năm 2012. Đây là một vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là than đá, khoáng sản kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng, là cơ sở quan trọng cho việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến cơ bản nhƣ sản xuất kim loại, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng. Trên cơ sở đó thúc đẩy nền kinh tế của vùng phát triển và chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhƣ Thái Nguyên (chiếm 23.0% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng), Phú Thọ ( chiếm 19.2%), Bắc Giang (chiếm 17%).

Nhìn chung trong giai đoạn 2005 - 2012, nhìn vào sự thay đổi cơ cấu GDP của vùng Đông Bắc theo hƣớng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng là đáng ghi nhận. Nhƣng khi xem xét thực trạng phát triển của bản thân ngành công nghiệp vùng thì năng lực tăng trƣởng của ngành còn hạn chế, nhất là tăng trƣởng trong dài hạn. Điều đó cũng có nghĩa là ngành công nghiệp của vùng chƣa đủ tạo ra khối lƣợng hàng hóa công nghiệp lớn, phong phú để chuyển biến hình thức bán lẻ truyền thống hiện nay sang các hình thức hiện đại, chuyên nghiệp hơn trong thời gian tới.

c. Dịch vụ

Từ năm 2006 - 2009, đặc biệt đầu năm 2008, thị trƣờng trong nƣớc chịu tác động mạnh mẽ từ diễn biến bất lợi của thị trƣờng thế giới nhất là biến động thƣờng của giá dầu thô; giá nhập khẩu bình quân của hầu hết các mặt hàng trọng yếu (xăng dầu, sắt thép, vật tƣ nông nghiệp, hóa chất, hàng công nghiệp tiêu dùng…) đều tăng cao. Trong nƣớc xảy ra thiên tai, lũ lụt cùng với dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ảnh hƣởng lớn đến nguồn hàng và sức mua. Song nhìn chung lƣu thông hàng hóa trên địa bàn vùng thông suốt. Hàng hóa phong phú, phƣơng thức kinh doanh đa dạng đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng Đông Bắc năm 2005 đạt 19830.9 tỉ đồng năm 2013 đạt 100869.9 tỉ đồng, tăng 810390 tỉ đồng so với năm 2005.

Bảng 2.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành của các tỉnh Đông Bắc năm 2005 – 2013

ĐV: Tỉ đồng Năm Địa phƣơng 2005 2010 2011 2012 2013 Hà Giang 959.3 2497.2 3473.2 4063.3 4885.6 Cao Bằng 1059.6 4007.4 6319.9 6488.2 7542.1 Bắc Kạn 627 1832.5 2758 3289.5 3817.4 Tuyên Quang 1903.5 6708 8299.8 9328.8 10162.3 Lào Cai 1674.9 5590.2 6812.3 8052.2 9333 Yên Bái 1539.1 5281.6 6165.2 7553.6 8941.3 Thái Nguyên 3564.1 8778.1 11579.1 13453.4 15560.5 Lạng Sơn 2513.4 9318.1 10354.4 10597.2 12012.9 Bắc Giang 2799.7 7316.9 9342.9 11297.6 13033.9 Phú Thọ 3190.3 9841.1 12601.6 14723.2 15580.9 Đông Bắc 19830.9 61171.1 77706.4 88847 100869.9

(Nguồn: Niêm giám thống các năm 2005- 2013)

Hầu hết các tỉnh vùng Đông Bắc trong giai đoạn 2005 - 2013 đều có tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng. Tăng nhiều nhất là các tỉnh Phú Thọ (tăng 123906 tỉ đồng), Thái Nguyên (tăng 119964 tỉ đồng), Bắc Giang (102342 tỉ đồng ) đây là các tỉnh có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tốt, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng. Các tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng thấp nhất vùng là tỉnh Bắc Kạn (tăng 31904 tỉ đồng), Hà Giang (tăng 39263) đây là những tỉnh có kiều kiện tự nhiên và kinh tế còn nhiều khó khăn, là địa bàn cƣ trú của nhiều đồng bào các dân tộc ít ngƣời cần đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc.

2.1.2.3. Thu nhập và chi tiêu cho đời sống dân cư

Trong những năm vừa qua, cùng với mức tăng tƣởng kinh tế cao, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo đói của vùng Đông Bắc đã giảm. Theo số liệu thống kê của Niên giám thống kê, giai đoạn 2006 - 2012 thu nhập bình quân một ngƣời một tháng tăng từ 431 nghìn đồng lên 1241 nghìn đồng, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2006.

nghìn đồng (37,3% trong cơ cấu nguồn thu), tiền lƣơng là 126 nghìn đồng (29,2% trong cơ cấu nguồn thu), tiền từ nguồn thu khác là 80 nghìn đồng (chiếm 18,6%), lĩnh vực phi nông - lâm - thủy sản là 64 nghìn đồng (chiếm 14,8%). Tuy nhiên, xu hƣớng là thu nhập từ nông - lâm - thủy sản giảm còn 32,4 % trong cơ cấu nguồn thu năm 2012, tỉ trọng nguồn thu nhập từ tiền lƣơng tiền công và thu nhập từ các lĩnh vực khác tăng lên chiếm 42,9%.

Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2006 và năm 2012

ĐV: Nghìn đồng

Chỉ tiêu/năm

Thu nhập bình quân đầu ngƣời

(nghìn đồng)

Nguồn thu

Vùng Đông Bắc Tiền công lƣơng (%) Sản xuất N-L-TS (%) Phi sản xuất N-L-TS (%) Nguồn thu khác (%) 2006 431 29.2% 37.3% 14.8% 18.6% 2008 663 29.6% 38.5% 15.8% 16.1% 2012 1241 42.9% 32.4% 16.3% 8.4%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng lưới chợ vùng đông bắc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)