6. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Chợ cửa khẩu Tân Thanh
Nằm trong các cặp chợ biên giới đƣợc mở từ năm 1992, khu vực của khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, cách TP. Lạng Sơn 30km về phía Bắc, có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ các hoạt động thƣơng mại - du lịch - dịch vụ.
Với vị trí đặc biệt, khu vực cửa khẩu Tân Thanh đƣợc UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch thị trấn Tân Thanh với diện tích 120ha, phía Bắc giáp đƣờng biên giới Việt - Trung, phía Nam giáp quốc lộ 1A (Pác Luống), phía Đông và Tây giáp núi đá. Đối diện với Tân Thanh là khu vực mậu dịch biên giới Pò Chài thuộc Quảng Tây, Trung Quốc đƣợc xem nhƣ một điểm giao lƣu chính của tỉnh Quảng Tây đã đƣợc phía bạn đầu tƣ xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh cũng những chính sách biên mậu thông thoáng, linh hoạt đã góp phần tạo cho khu vực Tân Thanh - Pò Chài trở thành khu vực có hoạt động thƣơng mại - du lịch sôi nổi, phong phú, đa dạng. Sự ra đời của khu KTCK Tân Thanh đã góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân trong khu vực cửa khẩu và các khu vực xung quanh, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng. Từ một vùng biên giới khó khăn, Tân Thanh đã trở thành khu KTCK sôi động, dần trở thành khu đô thị biên giới. Nhắc đến cửa khẩu Tân Thanh, không thể không nhắc đến các chợ ở khu vực biên giới này. Tiêu biểu trong đó có chợ cửa khẩu Tân Thanh.
Chợ cửa khẩu Tân Thanh đƣợc đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc giao cho ban quản lí cửa khẩu Tân Thanh (nay là Trung tâm quản lí cửa khẩu Tân Thanh – Cốc Nam) quản lí sử dụng và khai thác từ năm 2000 đến nay. Chợ đƣợc xây dựng kiên cố, có quy mô khoảng 3000m2, đầy đủ công trình phụ trợ nhƣ khu vệ sinh, khu quản lí chung, chợ đƣợc trang bị các thiết bị PCCC, điện nƣớc, hệ thống
thông gió đầy đủ. Hiện nay, chợ có 176 hộ kinh doanh cố định. Trong đó: Hộ kinh doanh Việt Nam là 123 hộ và Trung Quốc là 53 hộ. Đáng chú ý, các thƣơng nhân Trung Quốc bán hàng tại đây nói tiếng Việt rất thành thạo nên khách du lịch hay tham quan mua hàng đều cảm thấy thoải mái. Nơi đây thu hút không biết bao nhiêu lƣợt khách du lịch mua sắm mỗi năm.
Hàng hóa đƣợc bày bán trên chợ chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc đƣợc các cƣ dân biên giới trao đổi theo quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới. Một số lƣợng hàng hóa khác đƣợc các thƣơng nhân nhập từ Trung Quốc về để kinh doanh buôn bán tại chợ. Có hơn 90% hàng hóa kinh doanh tại chợ có xuất xứ từ Trung Quốc. Các mặt hàng chủ yếu là hàng điện tử, chăn, ga, gối đệm, quần áo may sẵn, đồ điện gia dụng... Chợ họp từ 9h sáng đến 17h30 hàng ngày. Các hộ kinh doanh tại chợ chủ yếu kinh doanh theo mùa vụ, từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm lƣợng khách du lịch tăng nên các hộ kinh doanh đông hơn, đặc biệt, thời điểm cận Tết, lƣợng khách du lịch đến chợ sắm đồ rất đông. Khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 khách du lịch rất ít, các hộ kinh doanh nghỉ nhiều, nhất là các thƣơng nhân Trung Quốc hầu nhƣ không hoạt động.
Hiện nay, tại cửa khẩu Tân Thanh có doanh nghiệp tƣ nhân thực hiện công tác vệ sinh môi trƣờng trong toàn bộ khu vực cửa khẩu nên vệ sinh tại đây đƣợc đảm bảo thƣờng xuyên. Các cơ quan chức năng tại đây thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và các hoạt động kinh doanh nên tình trạng nhập cƣ trái phép, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng giảm đáng kể. Lực lƣợng biên phòng tại đây thƣờng xuyên tuần tra, kiểm soát các hoạt động tại biên giới nên an ninh trật tự và chủ quyền lãnh thổ đƣợc giữ vững.