Đánh giá tình hình hoạt động trong giai đoạn năm 2016 – 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đại la​ (Trang 57 - 66)

Về tốc độ tăng trƣởng huy động vốn

Từ những ngày đầu thành lập, Chi nhánh đã xác định Huy động vốn là công tác trọng tâm nhằm cải thiện thu nhập, năng suất lao động và là nghiệp vụ ít rủi ro. Kết quả là giai đoạn 2016-2019, Chi nhánh đã có bước tăng trưởng ấn tượng về quy mô huy động vốn qua các giai đoạn, cụ thể:

- Tổng nguồn vốn của CN tại thời điểm sáp nhập (T5/2015) là 1.710 tỷ đồng.

- Đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn CN đạt 3.144 tỷ đồng, tăng trưởng tuyệt đối

1.434 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng trưởng 84% so với thời điểm bàn giao sáp nhập.

- Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn CN đạt 8.070 tỷ đồng, tăng trưởng tuyệt

đối 4.926 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng trưởng 276% so với năm 2016.

- Đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn CN đạt 10.040 tỷ đồng, tăng trưởng tuyệt

đối 1.970 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng trưởng 24% so với năm 2017.

Như vậy tốc độ tăng trưởng HĐV bình quân CN đạt được trong giai đoạn 2016-2019 là 50%, tỷ lệ tăng trưởng đến 31/12/2019 so với thời điểm sau khi sáp nhập là 487%.

Số lượng khách hàng tiền gửi 2016 là 9.000 KH, trong đó 7.989 KH active. Đến 31/12/2019, tổng số KH tiền gửi là 14.509 KH, tăng trưởng 61% so với năm 2016, trong đó 9.238 KH active.

Về mức độ tập trung huy động vốn

Do Chi nhánh được thành lập muộn nên để tăng trưởng nhanh quy mô, rút ngắn khoảng cách với các Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, BIDV Đại La đã tập trung HĐV từ đối tượng khách hàng tổ chức lớn, cụ thể:

- Số dư HĐV của 10 KH lớn nhất năm 2016 là 1.720 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng

55% tổng nguồn vốn.

- Số dư HĐV bình quân của 10 KH lớn nhất năm 2018 và 2019 lần lượt là

2.670 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49% tổng nguồn vốn và 5.066 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57% tổng nguồn vốn.

- Tỷ trọng tiền gửi KKH của CN Đại La thấp do CN gia nhập thị trường muộn, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn nên việc tiếp thị mở tài khoản tiền gửi KKH từ các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các tập đoàn lớn, tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Mặc dù CN đã định hướng cải thiện cơ cấu HĐV theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi KKH nhằm tận dụng nguồn vốn giá rẻ, tăng tỷ suất lợi nhuận cho CN nhưng chưa thể đạt được mức bình quân các Chi nhánh trên địa bàn HN.

- Việc tập trung phát triển các KH là tổ chức lớn đã đóng góp đáng kể vào

việc cải thiện thu nhập CN, tuy nhiên, NIMhđv CKH từ các KHDNL là tương đối thấp do chi nhánh phải sử dụng LSPT và tăng cường chính sách CSKH để cạnh tranh và duy trì quan hệ tiền gửi với các NHTM khác.

Quy mô Tín dụng

Về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại chi nhánh:

TT Chỉ tiêu Số liệu tại thời điểm sáp nhập TH 2016 TH 2017 TH 2018 TH 2019 1 Dư nợ cuối kỳ 1,348 1,740 3,194 3,840 4,184 2 Tốc độ tăng trưởng 129.1% 183.6% 120.2% 108.9%

Nguồn: Báo cáo hoạt động bán lẻ BIDV Đại La giai đoạn 2016 – 2019

BIDV Đại La được thành lập vào tháng 5/2015, dư nợ tín dụng của BIDV Đại La là 1,348 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2016, dư nợ của Chi nhánh Đại La đạt mức 1,740 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 29,1% so với thời điểm sáp nhập. Đến thời điểm 31/12/2017, dư nợ tín dụng đã tăng lên mức 3,194 tỷ đồng (tăng 83,6% so với thời điểm cuối năm 2016) và 31/12/2018 đạt mức 3,840 tỷ đồng (tăng 20,2% so với thời điểm cuối năm 2017). Số dư tín dụng bình quân của Chi nhánh trong năm 2017 và 2018 cũng có sự tăng trưởng tương ứng, dư nợ bình quân năm 2017 đạt 2,342 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3,484 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 48,8% so với năm 2017. Năm 2019 tăng trưởng 8.9% so với năm 2018

Nhận xét: Qua 04 năm hoạt động, dư nợ tín dụng tại Chi nhánh Đại La có

sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng tương đối chậm cũng như quy mô dư nợ tín dụng còn thấp so với các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Nguyên nhân là do Chi nhánh Đại La mới được thành lập từ năm 2015, trên cơ sở chuyển đổi, sáp nhập từ chi nhánh MHB Hà Nội nên các điều kiện vật chất của chi nhánh cùng năng lực cán bộ tiếp nhận còn nhiều hạn chế, việc tăng trưởng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn khi các khách hàng lớn, có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng đều đã có quan hệ với các Chi nhánh BIDV cũ hoặc Tổ chức tín dụng lớn khác. Ngoài ra, Chi nhánh cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng, kể cả các đơn vị cùng hệ thống BIDV trên các mảng hoạt động với khách hàng như lãi suất cho vay, chính sách chăm sóc khách hàng…

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV Đại La 3.2.1 Các chỉ tiêu định lƣợng

Dịch vụ thẻ tại BIDV Đại La thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở một số chỉ tiêu cụ thể sau:

 Phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa

Bảng 3.1: Tổng kết thẻ ghi nợ nội địa giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 Số lƣợng Số lƣợng 2017/2016 % Số lƣợng 2018/2017 % Số lƣợng 2019/2018 % Số lượng thẻ phát hành Thẻ 6,620 8,081 22% 9,850 22% 10,325 5% Số lượng thẻ hoạt động Thẻ 4,359 5,349 22.7% 6,226 16.4% 7,123 14% Doanh số thanh toán thẻ Triệu đồng 11,578 15,430 33.2% 17,263 11.9% 18,215 6% Thu phí dịch vụ thẻ Triệu đồng 2,716 3,752 38% 4,468 19% 5,298 18%

Nguồn: Báo cáo hoạt động bán lẻ BIDV Đại La giai đoạn 2016 – 2019

Dựa vào bảng tổng kết thẻ ghi nợ nội địa giai đoạn 2016 – 2018 của BIDV Đại La; dễ dàng thấy được, số lượng thẻ được chi nhánh phát hành khá ổn định. Năm 2016, Chi nhánh đã phát hành mới được 6,620 thẻ. Con số này đã tăng lên 22% vào năm 2017 và năm 2018 cũng vượt năm 2017 là 22% do Chi nhánh đã tiếp

thị và đáp ứng phát hành nhanh, kịp thời nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp đổ lương như Cty CP BKAV, Cty Halico, Cty Habeco... Đây là cơ hội để Chi nhánh mở rộng thêm nền khách hàng sử dụng dịch vụ, vừa mở tài khoản đổ lương, vừa sử dụng thẻ, hứa hẹn sẽ là động lực để chi nhánh tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ. Đó là kết quả của chiến lược được đề ra và sự đôn đốc của ban lãnh đạo Chi nhánh khi luôn lấy lợi thế bán lẻ trong bán buôn, phát hành thẻ cho nhân viên và cộng tác viên của các công ty có quan hệ cấp tín dụng của Chi nhánh. Thu phí dịch vụ của thẻ ghi nợ nội địa cũng có sự tụt giảm đáng kể từ 38% năm 2017 xuống còn 19% năm 2018. Năm 2019 tăng 18%.

Lý giải về số lượng thẻ còn hoạt động, doanh số thanh toán thẻ và thu phí dịch vụ thẻ có sự tụt giảm trong khi số lượng thẻ phát hành ra vẫn tăng trưởng đều đặn hàng năm là do áp lực chỉ tiêu bán lẻ khá lớn; các cán bộ bán lẻ luôn luôn phải cố gắng gia tăng nền khách hàng để đạt chỉ tiêu cho Chi nhánh mà chưa thể kiểm soát tốt nhu cầu đến từ phía khách hàng. Mặc dù có một vài chỉ tiêu về thẻ ghi nợ nội địa có sự tụt giảm, nhưng Chi nhánh vẫn có được sự tăng trưởng mới và duy trì được nên khách hàng cũ rất tốt.

Thẻ ghi nợ nội địa của BIDV không chỉ rút tiền được tại các máy rút tiền tự động và còn có thể thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc. Qua số liệu hàng năm, ta có thể nhận thấy số lượng thẻ ghi nợ trong giai đoạn 2016-2019 tăng đều qua mỗi năm. Hơn nữa, trong giai đoạn này thị trường thẻ ghi nợ nội địa đang đi vào trạng thái bão hòa, các ngân hàng khác đều có mục tiêu phát hành thẻ nội địa với số lượng rất lớn, đứng trước thực trạng đó BIDV Đại La xác định bên cạnh phát triển số lượng thẻ là nâng cao chất lượng của chủ thẻ với mục đích là tăng lượng thẻ hoạt động, giảm lượng thẻ „chết‟. Nhờ chú trọng trong khâu Marketing đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội của chi nhánh cũng như khâu Marketing của toàn ngân hàng, BIDV Đại La vẫn giữ được sự tăng trưởng trong kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

BIDV Thái Hà BIDV Kinh Bắc BIDV Lạch Tray BIDV Đại La

Mục tiêu Thực tế

Biểu đồ 3.1: Số lượng phát hành thẻ nội địa của các Chi nhánh sau sáp nhập năm 2019

 Phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ quốc tế

Bảng 3.2: Tổng kết thẻ ghi nợ quốc tế giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 Số lƣợng Số lƣợng % 2017/2016 Số lƣợng % 2018/2017 Số lƣợng % 2019/2018 Số lượng thẻ phát hành Thẻ 728 3,493 480% 4,852 139% 5,069 104% Số lượng thẻ hoạt động Thẻ 692 3,027 437% 4,233 140% 4,680 110% Doanh số thanh toán thẻ Triệu đồng 19,864 24,597 124% 30,922 125.7% 35,286 114% Thu phí dịch vụ thẻ Triệu đồng 547 3,678 672% 5,231 142% 6,390 122%

Nguồn: Báo cáo hoạt động bán lẻ BIDV Đại La giai đoạn 2016 – 2019

Khác với thẻ ghi nợ nội địa là chỉ dùng để thanh toán trong nước, thẻ ghi nợ quốc tế giúp khách hàng sử dụng thẻ trên toàn cầu. Khi khách hàng đi du lịch, công tác... ở các nước thì hoàn toàn có thể rút tiền, sử dụng dịch vụ ngân hàng bằng thẻ ghi nợ quốc tế. Thẻ ghi nợ quốc tế là một loại thẻ mà trước khi sáp nhập, ngân hàng MHB chưa có loại thẻ này. Với tính năng vượt trội thẻ ghi nợ nội địa khi có thể thanh toán với các tổ chức quốc tế, ban lãnh đạo đã định hướng từ đầu rằng đây sẽ là loại thẻ phù hợp để phát hành cho khách hàng phổ thông khi phí thường niên

của loại thẻ này không nhỉnh hơn nhiều so với thẻ ghi nợ nội địa với nhiều tính năng ưu việt hơn. Đặc biệt hơn là trong năm 2017, BIDV đã phát hành loại thẻ ghi nợ quốc tế mới mang tên Young+ hướng tới thị trường là giới trẻ. Với ưu đãi miễn phí thường niên năm đầu tiên sử dụng, doanh số phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của BIDV Đại La đến cuối năm 2017 có sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2016 là 380%. Đà tăng trưởng vẫn được tiếp tục khi năm 2018 doanh số phát hành là 4,852 tăng 39% so với năm 2017. Năm 2019 tăng 4%.

Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế còn hoạt động tại Chi nhánh cũng tăng 337% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 140% so với 2017.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

BIDV Thái Hà BIDV Kinh Bắc BIDV Lạch Tray BIDV Đại La

Mục tiêu Thực tế

Biểu đồ 3.2: Số lượng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của các Chi nhánh sau sáp nhập năm 2019

Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ nội địa có sự tăng trưởng đều đặn từ năm 2016 – 2018 là khoảng 124 – 125%. Thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ quốc tế được ghi nhận qua các ATM/POS của chi nhánh năm 2016 là 547 triệu đồng. Bước sang năm 2017, với sự đầu tư về số lượng POS, phí dịch vụ thẻ đã tăng lên 572% so với năm 2017, đạt được 3,678 triệu đồng. Năm 2018, phí dịch vụ thẻ ghi nợ quốc tế tăng 142% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 22% so với năm 2018

Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành tăng lên theo từng năm với tốc độ tăng lớn. Điều nay cho thấy thẻ ghi nợ quốc tế đã ngày càng chiếm được cảm tình của người sử dụng bởi nó không chỉ gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng như Visa hay Master mà nó thực sự là một sản phẩm thực sự

tiện ích. Với sản phẩm này, chỉ cần có tiền trong tài khoản, khách hàng có thể sử dụng tại tất cả các ATM và khắp nơi trên thế giới. Có thể nhìn thấy sự tăng trưởng vượt trội về số lượng thẻ được mở năm 2017 BIDV Đại La, điều này xuất phát từ chiến lược Marketing hiệu quả của ngân hàng BIDV với dòng thẻ Young+ mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ với lợi ích vượt trội qua đó thúc đẩy được doanh số bán hàng cũng như thương hiệu cho ngân hàng. Năm 2019, The Asian Banking & Finance, tạp chí tài chính uy tín có trụ sở tại Singapore đã tổ chức “đánh giá sức khỏe” nhiều công ty tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia, lãnh thổ khác nhau, qua đó bình chọn và trao tặng các giải thưởng trong các lĩnh vực: bán lẻ, doanh nghiệp, đầu tư và bảo hiểm. Trong dịp này, ngân hàng BIDV đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2019.

 Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế

Bảng 3.3: Tổng kết thẻ tín dụng quốc tế giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 Số lƣợng Số lƣợng % 2017/2016 Số lƣợng % 2018/2017 Số lƣợng % 2019/2018 Số lượng thẻ phát hành Thẻ 195 660 338.4% 1,185 179.5% 1,350 114% Số lượng thẻ hoạt động Thẻ 183 599 327.3% 986 164.6% 1,025 104% Doanh số thanh toán thẻ Triệu đồng 3,795 5,992 157.9% 7,138 119% 9,027 126% Thu phí dịch vụ thẻ Triệu đồng 876 3,160 360.7% 4,951 156.6% 5,849 118% Nợ chưa thanh toán Triệu đồng 137 256 186.8% 220 88% 206 93%

Nguồn: Báo cáo hoạt động bán lẻ BIDV Đại La giai đoạn 2016 – 2019

Năm 2016, số lượng thẻ tín dụng được phát hành là 195 thẻ, trong đó có 121 thẻ hạng chuẩn, 73 thẻ hạng vàng và 1 thẻ hạng bạch kim. Năm 2017, tổng số thẻ

thẻ hạng bạch kim. Năm 2018, tổng số lượng thẻ đã tăng gần gấp đôi năm 2017 đạt 1,185 chiếc, trong đó có 983 thẻ hạng chuẩn, 467 thẻ hạng vàng và 35 thẻ hạng bạch kim.

Cũng giống với thẻ ghi nợ quốc tế, năm 2017 BIDV đã phát hành 2 loại thẻ tín dụng quốc tế mới là Smile và Infinite với ưu đãi miễn phí thường niên năm đầu tiên sử dụng. Nhờ lợi thế đó, thẻ tín dụng quốc tế do Chi nhánh phát hành năm 2017 đã tăng 238.4% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 79.5% so với năm 2017. Số lượng thẻ tín dụng quốc tế còn hoạt động năm 2017 cũng tăng 227.3% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 19% so với 2017. Năm 2019 tăng 14% so với năm 2018.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

BIDV Thái Hà BIDV Kinh Bắc BIDV Lạch Tray BIDV Đại La

Mục tiêu Thực tế

Biểu đồ 3.3: Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế của các Chi nhánh sau sáp nhập năm 2019

Tăng trưởng về số lượng phát hành và thu phí dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế trong giai đoạn từ năm 2016 – 2019 của BIDV Đại La là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nợ chưa được thanh toán của thẻ tín dụng quốc tế cũng là một vấn đề cần giải quyết khi con số của năm 2016 là 137 triệu đồng. Năm 2017 là 256 triệu đồng, tăng 86.8% so với năm 2016. Điều đáng mừng là đến cuối năm 2018, con số nợ chưa thanh toán của thẻ tín dụng quốc tế chỉ còn 220 triệu, giảm 12% so với năm 2017 và năm 2019 chỉ còn 206 triệu đồng.

Chất lượng phục vụ dịch vụ thẻ đã được Chi nhánh quan tâm đầu tư và được cải thiện đáng kể. Để tăng các tiện ích sử dụng cho chủ thẻ, qua đó thu hút thêm số lượng người sử dụng, BIDV Đại La đã tích cực đầu tư phát triển mở rộng hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đại la​ (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)