Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 42 - 44)

5. Bố cục của đề tài

2.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:

* Nợ quá hạn:

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dƣ nợ: Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một thời kì gia hạn nợ.

* Các chỉ tiêu khác: Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lí ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lƣợc đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…

- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chƣa đến hạn và chƣa đƣợc coi là nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vẫn đề đƣợc xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.

- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng… ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tiêu này đƣợc xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng. Điểm của ngân hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn.

- Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kì của ngƣời vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)