Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 64)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Nếu đánh giá hồ sơ rút vốn đầy đủ, hợp lệ về hình thức và nội dung rút vốn phù hợp với Hợp đồng tín dụng, CB QHKH lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn trình TP QHKH ký duyệt.

2.2.3 Gửi Hồ sơ rút vốn đến P.QLN để tiếp tục thực hiện

3 Giải ngân P. QLN

3.1 CB QLN mở tài khoản vay, điền số tài khoản vay và ký nháy vào các Giấy nhận nợ, trình TP QLN ký.

3.2

Hồ sơ đƣợc giải ngân đƣợc xử lý tiếp nhƣ sau:

a) 01 Giấy nhận nợ đƣợc chuyển lại cho khách hàng; b) 01 Giấy nhận nợ cùng các chứng từ kèm theo đƣợc chuyển tiếp sang các bộ phận tác nghiệp có liên quan để thực hiện giải ngân (P.Kế toán giao dịch để chuyển khoản…).

II.2. Thu nợ

TT Các bƣớc công việc Thực hiện

1

Chậm nhất 10 ngày trƣớc ngày đến hạn nợ, P.QLN liệt kê các khoản nợ đến hạn để chuyển P. QHKH để đôn đốc nhắc nợ.

P. QLN

2 Thông báo nợ đến hạn tới khách hàng. P. QHKH

3

Trƣờng hợp thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng hoặc nguyên nhân khách quan, CB QHKH đề xuất biện pháp thích hợp để cấp thẩm quyền quyết định: a) Sửa đổi tín dụng;

b) Áp dụng ngay các biện pháp nhƣ đối với khoản vay có dấu hiệu rủi ro;

P. QHKH

4

Đến hạn, CB QLN tính toán, kiểm tra lại lãi, phí, giá trị nợ đến hạn phải thu để TP QLN (hoặc kiểm soát viên) kiểm soát lại và thông báo bộ phận quản lý tài khoản khách hàng để thu nợ.

P. QLN

5

Trƣờng hợp nguồn thu không đủ, theo dõi việc hệ thống công nghệ tự động chuyển nợ quá hạn và thông báo kịp thời đến CB QHKH để phối hợp thực hiện theo quy trình xử lý nợ quá hạn.

P. QLN

II.3. Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo/đảm bảo bổ sung

TT Các bƣớc công việc Thực hiện

1

Sau khi toàn bộ nợ thuộc Hợp đồng tín dụng đã đƣợc thu hồi đầy đủ, P.QLN lập 02 Thông báo đóng hồ sơ vay/hồ sơ bảo lãnh/giải chấp TSBĐ để gửi P. QHKH. Lấy Hồ sơ tài sản đang lƣu trữ tại kho, chuẩn bị Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh ký giao nhận với P. QHKH

P.QLN

2

CB QHKH ký xác nhận trên 01 Thông báo đóng hồ sơ / giải chấp TSBĐ và gửi lại CB QLN lƣu hồ sơ. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu nhận lại Hồ sơ TSBĐ hƣớng dẫn khách hàng nhận tại P.QLN

CB QHKH

3 Lấy Hồ sơ tài sản bảo đảm và chuẩn bị bàn giao Hồ sơ

3.3.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng

VCB Thăng Long thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc Ban hành kèm Quyết định số 418/QĐ- HĐQT-CSTD ngày 30/05/2014. Hệ thống đƣợc cấu trúc riêng biệt đối với 2 đối tƣợng khách hàng, bao gồm:

3.3.2.1. Xếp hạng tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp

Sơ đồ 3.1. Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

+ Ngành kinh tế: Bộ chỉ tiêu DN tiềm năng và DN thông thƣờng + Quy mô: xác định dựa trên các chỉ tiêu

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu Số lƣợng lao động

Doanh thu thuần Tổng tài sản

+ Chỉ tiêu tài chính: Bao gồm

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Nhóm chỉ tiêu hoạt động Nhóm chỉ tiêu cân nợ Nhóm chỉ tiêu thu nhập + Chỉ tiêu phi tài chính: Bao gồm

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng

Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp

+ Tổng điểm = 35% nhóm tài chính + 65% nhóm phi tài chính

3.3.2.2. Xếp hạng tín dụng Khách hàng Cá nhân

+ Chấm điểm khách hàng: gồm 2 nhóm chỉ tiêu Thông tin về bản thân

Khả năng trả nợ

+ Đánh giá khách hàng theo sản phẩm chuẩn:

Thông tin về tài sản đảm bảo, điều kiện vay vốn Kết quả đánh giá là cho vay hoặc không cho vay

Mỗi đối tƣợng khách hàng đƣợc chấm điểm xếp hạng tín dụng theo Bộ chỉ tiêu phù hợp, gồm: các chỉ tiêu, trọng số, giá trị chuẩn, thang điểm của chỉ tiêu… Căn cứ vào tổng điểm khách hàng đƣợc xếp loại vào 10 hạng tƣơng ứng với các mức độ rủi ro tín dụng từ thấp đến cao nhƣ sau:

Tổng điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro

Từ 91 - 100 AAA Rủi ro thấp Từ 81 - 91 AA Rủi ro thấp Từ 75 - 81 A Rủi ro thấp Từ 70 - 75 BBB Rủi ro trung bình Từ 65 - 70 BB Rủi ro trung bình Từ 60 - 65 B Rủi ro cao Từ 55 - 60 CCC Rủi ro cao Từ 50 – 55 CC Rủi ro cao Từ 40 - 50 C Rủi ro cao

3.3.3. Quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro rủi ro

3.3.3.1. Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng

TT Các bƣớc công việc Thực hiện

1

a) Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Khách hàng, P. QHKH chủ động có kế hoạch kiểm tra, giám sát tín dụng, trong đó xác định lịch kiểm tra, phƣơng thức kiểm tra và văn bản, giấy tờ cần thiết lập hoặc sao chụp.

b) Trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu bất thƣờng hoặc rủi ro, CB QHKH đề xuất kiểm tra đột xuất.

P. QHKH

2

Thực hiện kiểm tra:

a) CB QHKH chủ động nắm thông tin từ khách hàng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đã định.

b) Kết quả kiểm tra phải đƣợc thể hiện trên Báo cáo/Biên bản kiểm tra.

c) Nội dung Biên bản/Báo cáo kiểm tra phải thể hiện rõ: • Sự phù hợp của việc Khách hàng sử dụng vốn vay với mục đích cấp tín dụng của Chi nhánh;

• Tình hình Khách hàng thực hiện các quy định/cam kết nêu tại Hợp đồng tín dụng;

• Tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay; • Cân đối giá trị tài sản hình thành từ vốn vay với dƣ nợ hiện tại;

• Các dấu hiệu bất thƣờng liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng;

• Các ý kiến đề xuất (nếu có);

d) Trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro, CB QHKH chủ động đề xuất các biện pháp thực hiện, trình TP QHKH xem xét cho ý kiến và khi cần thiết, trình tiếp GĐ.

e) 01 bản sao Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay đƣợc gửi tới P.QLN để cùng giám sát và phối hợp phát hiện các dấu hiệu rủi ro.

P. QHKH

3

Giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay: P.QLN có trách nhiệm nhắc nhở CB QHKH hoàn thành việc kiểm tra theo kế hoạch.

3.3.3.2. Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro

a) Các cán bộ tham gia trong quy trình tín dụng đều có nhiệm vụ hỗ trợ P. QHKH trong việc phát hiện dấu hiệu rủi ro:

• P.QLN thông báo kịp thời cho P. QHKH các trƣờng hợp không thực hiện đúng lịch trả nợ của khách hàng để có biện pháp kịp thời.

• CB QHKH kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện các dấu hiệu rủi ro liên quan đến Khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra để báo cáo lãnh đạo P. QHKH.

b) Khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro, P. QHKH phải thực hiện các công việc sau:

• Xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro;

• Trƣờng hợp đánh giá có nhiều khả năng tổn thất đối với NHNT, P. QHKH báo cáo GĐ tình hình và đề xuất biện pháp cần thiết nhƣ tạm ngừng cho vay mới, thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán chặt chẽ hơn...

• Thực hiện chấm điểm, xếp hạng lại Khách hàng nếu cần thiết. • Theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý đƣợc phê duyệt.

3.3.3.3. Điều chỉnh tín dụng

a) Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu mới của khách hàng phát sinh sau thời điểm phê duyệt tín dụng, P. QHKH có thể xem xét đề xuất sửa đổi tín dụng đối với khách hàng.

b) Quy trình phê duyệt các sửa đổi tín dụng giống nhƣ quy trình phê duyệt đề xuất tín dụng đã nêu tại phần trên.

c) Việc sửa đổi các nội dung tín dụng đã đƣợc duyệt thực hiện theo nguyên tắc: Cấp nào phê duyệt tín dụng, cấp đó phê duyệt sửa đổi tín dụng.

d) Báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng do P. QHKH lập, trong đó chủ yếu tập trung phân tích lý do, tính hợp lý của đề xuất và mức độ rủi ro của Đề xuất sửa đổi tín dụng.

e) Sau khi đề xuất sửa đổi tín dụng đƣợc duyệt, P. QHKH căn cứ các nội dung sửa đổi đã đƣợc phê duyệt để lập Thông báo điều chỉnh Hợp đồng tín dụng ; dự thảo phụ lục Hợp đồng liên quan, thực hiện đầy đủ các bƣớc nhƣ quy định về Đề xuất tín dụng lần đầu để cấp tín dụng đến khách hàng.

3.3.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Thực hiện theo quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/05/2014 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

VCB căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và tình trạng khoản nợ của khách hàng tại thời điểm phân loại nợ để phân loại vào các nhóm thích hợp, cụ thể nhƣ sau:

Phân loại nợ theo yếu tố tình trạng khoản nợ Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Trong hạn hoặc quá hạn dƣới 10 ngày N1 N2 N3 N4 N5

Quá hạn từ 10 – 90 ngày N2 N3 N4 N5 N5

Quá hạn từ 91 – 180 ngày N3 N4 N5 N5 N5

Quá hạn từ 181 – 360 ngày N4 N5 N5 N5 N5

Quá hạn trên 360 ngày N5 N5 N5 N5 N5

VCB thực hiện trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%

Tỷ lệ khấu trừ tài sản tối đa do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ theo nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế và giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm

3.3.5. Quy trình xử lý các khoản nợ có vấn đề

TT Các bƣớc công việc Thực hiện

1

Khi khoản vay bị chuyển thành nợ quá hạn, P.QLN thông báo ngay P. QHKH để P. QHKH tiếp tục nhắc nợ khách hàng và đề xuất biện pháp thích hợp.

Tuỳ tính chất của khoản vay quá hạn, định kỳ nhƣng không ít hơn 1 lần/1tháng, CBQLN phải tiếp tục gửi Thông báo đòi nợ đến khách hàng cho tới khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng.

P. QLN

2

Ngoài việc kiểm soát đặc biệt đối với khoản vay quá hạn, P. QHKH chủ động rà soát, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, thực hiện xếp hạng lại khách hàng (nếu có), đề xuất thay đổi chính sách áp dụng (tạm thời ngừng cho vay mới, thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi vãng lai chặt chẽ hơn…) và đề xuất biện pháp cần thiết nhằm mục tiêu thu hồi nợ ở mức tối đa có thể.

P. QHKH

3.4. Đánh giá khái quát công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đã đạt được

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Thăng Long trong thời

gian qua đã mang lại những kết quả tích cực nhƣ sau:

- Các bộ phận đã đƣợc chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều đó đã tăng chất lƣợng công

việc tại các bộ phận, chất lƣợng thẩm định đƣợc nâng cao, công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay đƣợc tăng cƣờng.

- Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đƣợc chia thành nhiều mức phù hợp - Quy trình cấp tín dụng do nhiều bộ phận quản lý có thể hạn chế và kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp và rủi ro xảy ra đối với khách hàng.

- Các quy trình khác nhau theo từng đối tƣợng khách hàng vừa đáp ứng đòi hỏi tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng, rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng.

- Việc không tổ chức bộ phận Quản lý rủi ro tại chi nhánh mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý rủi ro khu vực và tại Hội sở đã làm tăng tính độc lập trong phân tích, thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát chất lƣợng tín dụng.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp, cơ bản đã phản ánh đƣợc chất lƣợng khách hàng. Nhìn chung, công tác quản trị rủi ro tín dụng của VCB Thăng Long đã có những thay đổi theo hƣớng tích cực. Chi nhánh đã đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Nhìn tổng thể chất lƣợng tín dụng của chi nhánh khá tốt, nợ xấu phát sinh phần lớn không xuất phát từ tình hình kinh doanh của khách hàng mà chủ yếu do tác động khách quan của các yếu tố vĩ mô.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VCB Thăng Long trong thời gian vừa qua tuy đã đƣợc chú trọng hơn song trong công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

- Rủi ro tín dụng vẫn còn tiềm ẩn thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu chƣa đƣợc xử lý triệt để. Nhƣ vậy, phƣơng châm “Tăng trƣởng tín dụng đi kèm với chất lƣợng tín dụng” chƣa đƣợc đảm bảo.

- Nguồn vốn cho vay tập trung chủ yếu vào một số khách hàng lớn, qui mô tài trợ cho khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn thấp.

- Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng còn khá rƣờm rà, phức tạp. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và đánh giá đƣợc khách hàng đƣợc nhất quán thì việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cần đƣa ra đƣợc những chỉ tiêu thật sát với từng đối tƣợng khách hàng nhằm đƣa ra kết quả đo lƣờng đƣợc chính xác nhất.

- Hệ thống thông tin tín dụng còn chậm, nhiều trƣờng hợp chƣa cập nhật đầy đủ thông tin dẫn đến thiếu thông tin tín dụng của khách hàng gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình thẩm định

- Các biện pháp xử lý thu hồi nợ còn gặp một số vƣớng mắc về thủ tục, hoặc thái độ chống đối của khách hàng.

- Một số khoản vay chƣa đƣợc đánh giá đúng mức độ, do vậy việc cấp vốn và các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đƣợc thực hiện không phù hợp với tính chất khoản vay.

- Ngoài ra hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mực, trang thiết bị, hệ thống máy tính, máy chủ, dữ liệu còn lạc hậu chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của cán bộ nhân viên.

Việc tồn tại những mặt hạn chế trong công tác quản lý rủi ro do nhiều nguyên nhân nhƣng tựu trung lại có 4 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng; Nguyên nhân từ khách hàng vay; Nguyên nhân từ môi trƣờng; Nguyên nhân từ phía cơ quan chủ quản (NHNT, NHNN).

3.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, về hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Hiện nay, để đánh giá rủi ro tín dụng có công cụ quản lý đó là xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 64)