Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 84 - 85)

5. Bố cục của đề tài

4.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng và ra quyết định tín dụng. Muốn nâng cao chất lƣợng thẩm định và quyết định cho vay cần phải nâng cấp hệ thống thu thập thông tin. Chỉ khi có đƣợc những thông tin đầy đủ, nhanh và chính xác thì mới có thể ra các quyết định tín dụng nhanh và chuẩn xác đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trong khi đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong cấp tín dụng. Bên cạnh đó thông tin có thể cung cấp cho chúng ta những cơ sở để phân tích đánh giá, phát hiện những dấu hiệu của rủi ro từ đó có biện pháp điều chỉnh, ứng phó cho thích hợp.

Trong tình hình kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, các yếu tố vĩ mô và thị trƣờng biến đổi một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ cả tích cực và tiêu cực từ quá trình hội nhập. Tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu cần phải mở rộng và chuẩn hóa việc thu thập các thông tin liên quan phục vụ cho việc phân tích thẩm định, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay là rất cần thiết.

- Các thông tin về nội bộ doanh nghiệp: việc thu thập thông tin hiện nay từ khách hàng chủ yếu từ báo cáo tài chính, và các thông tin khách hàng kê khai trên giấy đề nghị vay, và qua thông tin trao đổi với khách hàng. Tùy vào trình độ, quan điểm của cán bộ tín dụng mà việc thu thập thông tin theo hƣớng và kết quả khác nhau. Vì vậy cần thiết kế mẫu thu thập thông tin hiệu quả để yêu cầu các thông tin thống nhất và đầy đủ đối với từng loại khách hàng để thu thập đầy dễ dàng.

- Tăng cƣờng sử dụng thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng NHNT, nguồn thông tin này trong thời gian gần đây đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng vẫn chƣa đƣợc chi nhánh quan tâm sử dụng đúng mức.

- Tăng cƣờng sử dụng nguồn thông tin CIC, mua thông tin từ trung tâm nƣớc ngoài nếu cần thiết. Quy định cụ thể các trƣờng hợp cần phải thu thập thông tin từ CIC, trƣờng hợp nào phải mua thông tin từ bên ngoài.

- Có quy định về trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bộ phận, phòng ban của ngân hàng liên quan đến cung cấp các dịch vụ cho khách hàng để có các thông tin về nhiều mặt hoạt động của khách hàng. Khi có một nghiệp vụ nào đó khách hàng giảm sử dụng một cách quá mức thì cảnh báo cho các bộ phận khác biết để có những đánh giá xử lý kịp thời.

- Hợp tác trao đổi giữa các ngân hàng trên địa bàn để cùng nhau trao đổi chia sẻ thông tin về khách hàng.

- Có bộ phận tập hợp, thu thập những số liệu về phát triển kinh tế trên địa bàn, về kinh tế đất nƣớc, trên thế giới, các số liệu về ngành nghề có dƣ nợ cho vay lớn tại chi nhánh.

- Thông tin một cách thƣờng xuyên, công khai các chính sách, mục tiêu tín dụng của ngân hàng đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên liên quan.

- Đầu tƣ công nghệ, chƣơng trình máy tính để có thể thống kê nhanh và chuẩn xác các số liệu liên quan đến các hoạt động tín dụng, từ đó có cơ sở phân tích đánh giá những biến động nhằm phát hiện các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có chính sách điều chỉnh, chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 84 - 85)