Các giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 101 - 103)

5. Bố cục của đề tài

4.2.9.Các giải pháp về nhân sự

Hiệu quả quản lý rủi ro của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Do vậy, tăng cƣờng quản lý và đào tạo để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng là biện pháp quan trọng và lâu dài, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

Tại VCB Thăng Long, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên đều có trình độ chuyên môn, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây là một lợi thế lớn trong việc tiếp cận nhanh với công nghệ mới cũng nhƣ khối lƣợng những kiến thức tổng hợp về nhiều ngành.

Để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, VCB Thăng Long nên xem xét các biện pháp sau:

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thƣờng xuyên trau dồi, tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để có nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng. Cán bộ làm công tác tín dụng phần lớn đƣợc đào tạo từ các trƣờng thuộc khối kinh tế chính vì vậy mà kiến thức về các ngành khác nhƣ kỹ thuật, nông nghiệp,… bị hạn chế, mà hoạt động tín dụng thì liên quan đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó, cán bộ cần thƣờng

xuyên tìm hiểu về các ngành để tăng lƣợng thông tin trong quá trình đánh giá, thẩm định khách hàng.

- Bên cạnh nền tảng kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế thì bản thân cán bộ tín dụng cần chú trọng đến các kỹ năng nhƣ: Kỹ năng phục vụ khách hàng (nhằm thu hút và mở rộng cho vay đối với những khách hàng tiềm năng), kỹ năng tìm hiểu thông tin (nhằm khắc phục tình trạng ngân hàng còn thiếu thông tin về khách hàng), kỹ năng điều tra (nhằm kiểm chứng lại những thông tin đã có về khách hàng), kỹ năng phân tích (kỹ năng này đòi hỏi cán bộ tín dụng phân tich những thông tin thu thập đƣợc để phục vụ cho quá trình ra quyết định), kỹ năng tổng hợp (trên tất cả những gì đã biêt về khách hàng, cán bộ tổng hợp những thông tin sau đó nêu đánh giá của mình về khách hàng). Tất cả những kỹ năng này đều rất quan trọng đối với một cán bộ tín dụng khi đánh giá, thẩm định một khách hàng.

- Cần có sự phân công công tác theo lĩnh vực ngành nghề phù hợp với mức độ am hiểu, kiến thức về ngành nghề đó của cán bộ tín dụng. Nhƣ vậy không những sẽ rút ngắn đƣợc thời gian thẩm định mà chất lƣợng thẩm định cũng cao hơn. Điều này đƣợc lý giải bởi: Khi giao cho cán bộ tín dụng bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng thuộc lĩnh vực am hiểu của cán bộ tín dụng, nhƣ vậy các chỉ tiêu về ngành nghề, vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm kinh doanh, đánh giá về thị trƣờng tiềm năng,… tất cả những yếu tố đó luôn đƣợc cán bộ tín dụng cập nhật nếu cán bộ tín dụng đƣợc phân công công tác tại lĩnh vực đó.

- Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ về cả trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ. Để thực hiện đƣợc điều này, cần khuyến khích cán bộ tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trƣờng; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích rủi ro cho cán bộ tín dụng. Tăng cƣờng giáo dục phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng với mục đích làm cho cán bộ tín dụng làm việc với năng suất, chất lƣợng hiệu quả và tinh thần trách nhiệm cao, có trách nhiệm từ khi cho vay đến khi hết nợ.

- Chế độ khoán đƣợc áp dụng từng quý phù hợp với mục tiêu của ngân hàng. Kết thúc quý, tiến hành quyết toán kết quả khoán làm cơ sở cho việc chi lƣơng. Việc áp dụng chế độ khoán đến cán bộ tín dụng là cơ sở để động viên cán bộ làm việc với năng suất, chất lƣợng cao vì ngƣời lao động biết trƣớc đƣợc mình sẽ có đƣợc thu nhập là bao nhiêu nếu hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhằm phòng ngừa hiện tƣợng cán bộ cửa quyền hoặc thông đồng với khách hàng, nhằm phát hiện những sai sót qua công tác bàn giao. Có thể thực hiện đổi địa bàn tín dụng 2 năm 1 lần.

- Sự phối hợp với chuyên môn và công đoàn nhằm động viên cán bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tổng kết và đánh giá khen thƣởng kịp thời.. Tổ chức hội thi cán bộ tín dụng giỏi giúp cho cán bộ nắm bắt chế độ tốt hơn, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đây cũng là cơ sơ để có quy hoạch bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 101 - 103)