Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay, chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 85)

5. Bố cục của đề tài

4.2.3.Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay, chính sách khách hàng

hiệu quả trong từng thời kỳ

4.2.3.1. Về danh mục đầu tư

Mặc dù rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu, các ngân hàng đều chấp nhận rủi ro tín dụng ở một mức độ nhất định sao cho không ảnh hƣởng đến sự hoạt động ổn định của ngân hàng và trong khả năng có thể giải quyết

đƣợc. Một danh mục cho vay không đa dạng về chủ thể cho vay, lĩnh vực ngành nghề cho vay, loại hình cho vay… có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu xảy ra có thể vƣợt quá khả năng xử lý của ngân hàng..

Các dự án cho vay dài hạn có tính rủi ro cao hơn các món vay ngắn hạn, vay theo thời vụ. Các món vay ngoại tệ sẽ phải gánh thêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không cân đối. Các món vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhƣng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì lẽ đó, các ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Không nên chỉ cho vay một, hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn hoặc một vài nhóm kinh doanh riêng lẻ. Việc đa dạng cũng cần đƣợc thực hiện đối với thành phần kình tế, loại sản phẩm, mức cho vay, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Phần lớn những rủi ro tín dụng tiềm ẩn tại VCB Thăng Long có nguồn gốc từ việc chƣa xây dựng và công bố một danh mục cho vay phù hợp, chƣa phân tán đƣợc rủi ro. Do đó xây dựng danh mục cho vay tại VCB Thăng Long là phải xây dựng một danh mục cho vay phù hợp với các tiêu chí cụ thể nhƣ:

- Danh mục cho vay phải phản ánh đƣợc đặc điểm của thị trƣờng Hà Nội đồng thời phải thể hiện thị truờng mục tiêu của ngân hàng đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

- Danh mục cho vay phải phù hợp với quy mô và tiềm lực của VCB Thăng Long.

- Danh mục cho vay phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc chung là tập trung những lĩnh vực, những loại hình cho vay mà VCB Thăng Long có những lợi thế so sánh. Từ những tiêu chí trên danh mục cho vay của VCB Thăng Long cần phát triển theo những định hƣớng nhƣ sau:

- . Đối tƣợng có quan hệ tín dụng chủ yếu của VCB Thăng Long là các

DNNN kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, cầu đƣờng,… Trong đó, vốn lại tập trung vào một số khách hàng lớn, điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro

rất cao. Do vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng cƣờng mở rộng và phát triển loại hình tín dụng ngắn hạn, đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân.

- Mở rộng mạng lƣới phòng giao dịch tại các khu trung tâm kinh tế, khu dân cƣ để mở rộng thị trƣờng bán lẻ nhƣ cho vay tiêu dùng, mua nhà sửa nhà, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng... Đây là một kênh cung cấp tín dụng có tiềm năng rất lớn.

- Duy trì tỷ lệ cho vay ngoại tệ tƣơng xứng với tỷ lệ huy động vốn một

cách hợp lý để không bị động khi tình hình thị trƣờng huy động thay đổi; duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý giữa các thành phần kinh tế đảm bảo sự đa dạng trong cơ cấu cho vay, cơ cấu khách hàng, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh, ƣu thế của ngân hàng, phân tán rủi ro khi tình hình kinh tế vĩ mô biến động mạnh.

4.2.3.2. Về chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ.

Đối với mỗi khách hàng, mỗi loại khách hàng cần phải có chính sách riêng phù hợp với mức độ rủi ro, lợi ích khách hàng mang lại cho ngân hàng. Hiện nay mặc dù VCB Thăng Long đã có những ƣu đãi riêng đối với một số khách hàng tuy nhiên nhìn chung chính sách khách hàng vẫn chƣa đƣợc bài bản, chƣa có căn cứ rõ ràng thống nhất vì vậy làm giảm khả năng cung cấp tín dụng đối với các khách hàng tốt, chƣa tạo ra sự chủ động trong tiếp xúc, thƣơng lƣợng với khách hàng.

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng

Thực tế và lý luận đã chứng minh rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Nhƣ vậy, một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng để góp phần khai

thông mối quan hệ tín dụng giữa VCB Thăng Long với khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định dự án, phƣơng án của Sở giao dịch. Nếu làm tốt đƣợc công tác này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhƣng có phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể vay đƣợc vốn ngân hàng. Còn ngân hàng thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả.

Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau đây:

* Năng lực pháp lý của khách hàng: Căn cứ để đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng là các giấy tờ chứng nhận về tƣ cách pháp nhân hoặc thể nhân nhƣ giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, ngƣời đại diện pháp luật của doanh nghiệp…

* Hiệu quả của phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ: Một dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay.

* Phân tích và dự báo ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến phƣơng án vay vốn - trả nợ của khách hàng.

* Đánh giá các bảo đảm tiền vay: Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trƣờng hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện đƣợc. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các qui định hiện hành.

Để làm tốt công việc phân tích và thẩm định khách hàng và phƣơng án vốn vay, cán bộ tín dụng phải tổng hợp và phân tích các thông tin về:

- Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng đang cho vay.

- Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nƣớc trong thời gian đầu tƣ vốn nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP và GNP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, cán cân thanh toán và cán cân thƣơng mại, tỷ giá hối đoái…

- Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay.

Từ các thông tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới; nhu cầu mới về sản phẩm và thị trƣờng sẽ biến đổi theo môi trƣờng kinh tế, chính trị , xã hội ngày càng phát triển.

4.2.5. Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân

Những rủi ro tín dụng xuất hiện khi cho vay không chỉ do bản thân phƣơng án kinh doanh kém hiệu quả, mà còn do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát để khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, hoặc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích khác …. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay:

Trong thực hiện giải ngân: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trƣờng hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lƣơng công nhân viên, chỉ áp dụng phƣơng thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng …

Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay: thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lƣợng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhƣng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên.

Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra thƣờng xuyên, ít nhất 1 tháng 1 lần để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phƣơng thức kiểm tra khác nhau nhƣ kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho và/hoặc kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán… Các loại giấy tờ cần đƣợc sao chụp lƣu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của khách hàng … khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng để từ đó có đƣợc những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập đƣợc những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng đầy đủ hơn.

Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro để phát hiện rủi ro và tạo khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra. Sau đây là một số dấu hiệu liên quan đến khách hàng mà khi kiểm tra trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cần hết sức chú ý phân tích để có thể sớm phát hiện các rủi ro bất thƣờng kịp thời có biện pháp ứng phó:

* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:

- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hƣớng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trong thanh toán lƣơng; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi…

- Các hoạt động vay: Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng; thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến.

- Phƣơng thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thƣơng mại cho các hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thƣờng xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả; giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hƣớng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:

- Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. - Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngƣợc lại quá phân tán.

- Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Đƣợc hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQT hoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thƣờng nhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thƣờng xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.

- Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tƣởng vào những ngƣời quản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chƣa đƣợc đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đƣơng cƣơng vị then chốt.

- Có tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tƣợng nhƣ thiết bị văn phòng quá hiện đại, phƣơng tiện giao thông đắt tiền, Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.

* Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:

- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm có đƣợc những hợp đồng lớn.

- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.

- Sự cấp bách không thích hợp nhƣ: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra sản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đƣa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc...

* Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại:

- Thay đổi trên thị trƣờng: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.

- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. - Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.

* Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính.

- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên; khả năng tiền mặt giảm;tăng doanh số bán nhƣng lãi giảm hoặc không có.số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ đƣợc kéo dài; hoạt động lỗ…

- Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lƣu trữ hàng hoá quá nhiều, hƣ hỏng và lạc hậu.

4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát nội bộ

Hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội qui, chính sách và nỗ lực của mọi thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 85)