5. Bố cục của đề tài
4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP
- Kiên trì với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ, Ngân hàng Vietcombank Thăng Long cam kết sẽ đồng hành cùng khách hàng vƣợt qua những khó khăn hiện tại, cùng phối hợp phấn đấu đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Một lƣợng vốn lớn với chính sách lãi suất linh hoạt đã đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để tham gia đầu tƣ vào các dự án có hiệu quả trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai sản phẩm ngân hàng bán lẻ đa dạng và thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ: dịch vụ quản lý tài khoản, sản phẩm tiền gửi đa dạng, các loại thẻ thanh toán phong phú: thẻ tín dụng VISA, Amex, thẻ ghi nợ VISA, MTV, Connect 24… Các loại hình cho vay trả góp mua nhà dự án, với nhiều ƣu đãi dành cho khách hàng mua nhà tại những dự án Chi nhánh tham gia tài trợ; cho vay mua ô tô; hợp tác với doanh nghiệp để cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và thắt chặt hơn môi quan hệ giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động…
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
- Không cấp tín dụng tập trung quá cao cho 1 khách hàng, 1 nghành nghề lĩnh vực, 1 loại tiền tệ tại cùng 1 địa bàn
- Tăng cƣờng tiếp cận các đơn vị họat động sản xuất trực tiếp, các đơn vị làm hàng xuất khẩu, các đại lý ( đặc biệt là các đại lý độc quyền ) của các hãng có tên tuổi của nƣớc ngoài…
- Rà soát lại các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ổn định để tăng tối đa dƣ nợ đối với đối với những đơn vị này mà vẫn bảo đảm hạn chế rủi ro đồng thời hạn chế mức tín dụng, dƣ nợ với các đơn vị có vay nợ quá hạn, kinh doanh không có hoặc có hiệu quả thấp. Tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính tốt, kinh doanh có hiệu quả để đầu tƣ vốn lƣu động. Tăng cƣờng cho vay các đơn vị làm hàng xuất khẩu, tăng cƣờng nguồn thu ngoại tệ cho VCB Thăng Long bằng cách áp dụng cho vay ứng trứơc.
- Trong năm tới, VCB Thăg Long sẽ tăng cƣờng mối quan hệ với các ngân hàng khác để cho vay đồng tài trợ.
- Tăng cƣờng triển khai các biên pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với các khach hàng để tăng dƣ nợ nhƣng vẫn đảm bảo phƣơng châm An toàn-Hiệu quả. Nhằm thực hiện đƣợc điều này, trong thời gian tới VCB Thăng Long phải tăng cƣờng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khách hàng trong đó bao gồm các doanh nghiệp nhà nƣớc và các Công ty mới đƣợc cổ phần hóa và đặc biệt quan tâm đến đối tƣợng khách hàng là các Công ty TNHH làm ăn có hiệu quả.
- Xây dựng đƣơc chuẩn mực đánh giá để phân loại cho điểm khách hàng trong tình hình thực tế hiên nay. Các thủ tục, quy trình cần phải làm càng sớm càng tốt nếu kéo dài khách hàng sẽ tìm ngân hàng khác vay.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt các nhu cầu và thu thập các thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng đồng thời đƣa ra các kiến nghị đề nghị tăng dƣ nợ và hạn chế rủi ro.
- Phối hợp tốt giữ các phòng, đặc biệt là giữa Phòng Quan hệ Khách hàng và phòng Quản lý nợ. Cần phân tích rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng và phối hợp linh hoạt, phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận thì mới đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Quy trình tín dụng 90 nhằm tăng cƣờng quản lý
rủi ro, nhƣng cần khắc phục tính chậm trễ do phải trải qua nhiều bộ phận thì mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
- VCB Thăng Long tiếp tục tăng cƣờng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đang tồn tại.
Mục tiêu :
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%, tăng trƣởng tín dụng đạt mức 15 - 20%/năm
- Nâng cao chất lƣợng thẩm định và tăng cƣờng kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả
- Hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro tín dụng