Tác động đến các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 086 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29)

Thông qua việc áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập từ nước ngoài vào, giá hàng hóa đó sẽ tăng lên đáng kể. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong nước được bảo hộ, sản phẩm giá rẻ hơn và trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản

xuất các sản phẩm có nguồn nguyên liệu đầu vào nằm trong danh mục hàng hóa bị áp thuế nhập khẩu cao thì đó lại là một thiệt hại lớn. Ngành sản xuất ô tô của Mỹ là một ví dụ. Mỹ áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu - nguyên liệu chủ chốt sản xuất ô tô đã khiến ngành này chịu chi phí đầu vào tăng đáng kể.

Mặt khác, khi chiến tranh thương mại diễn ra, các quốc gia đối kháng liên tiếp đưa ra các đòn đánh về thuế quan và các rào cản liên tục được dựng lên nhằm ngăn chặn

hàng hóa nhập khẩu được tiếp cận với thị trường nội địa. Xét về ngắn hạn, điều này có thể đem lại sự thịnh vượng cho nhiều doanh nghiệp khi họ đã giảm được nhiều đối thủ ở các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể giảm mất tính hiệu quả trong hoạt động theo thời gian vì sự cạnh tranh đã giảm, động lực để phát triển và vượt qua đối thủ cũng có thể theo đó mà giảm sút.

Mâu thuẫn về thương mại làm gia tăng về rủi ro khi đầu tư vào các nước tham chiến. Các nhà đầu tư lo ngại hàng việc bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu nên sẽ hạn chế

và chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Kết quả là nguồn vốn đầu tư vào các nước

tham chiến giảm mạnh.

Một phần của tài liệu 086 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w