Lôi kéo đồng minh

Một phần của tài liệu 086 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

Mặc dù là siêu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới hiện nay, Hoa Kỳ vẫn tìm kiếm cho mình lực lượng đồng minh để củng cố sức mạnh trong cuộc đối đầu về thương

mại với Trung Quốc. Trước hết, đó là hai người hàng xóm vùng Bắc Mỹ. Sau khi chỉ trích NAFTA cướp đi cơ hội việc làm của người dân Mỹ, tổng thống Donald Trump ngỏ

ý đàm phán lại hiệp định này với hàng loạt các điều khoản sửa đổi mà ông cho rằng sẽ công bằng hơn với Hoa Kỳ. Cuối cùng, sau nhiều vòng đàm phán gian nan cùng nhiều nhượng bộ đến từ Mexico và Canada, ngày 30/11/2018, ba nước đã cho ra đời USMCA xây dựng trên nền móng của NAFTA. Đặc biệt USMCA đặt ra ranh giới rõ ràng về việc các thành viên không được ký hiệp định với các nước hoạt động với nền kinh tế phi thi trường. Quốc gia nào bước qua ranh giới đó sẽ phải rút khỏi USMCA và hai nước còn lại sẽ có quan hệ song phương.

Hoa Kỳ còn cố gắng đàm phán các thỏa thuận với Nhật Bản và EU. Theo David Lawder và Karen Freikerd (2018) đưa tin trên Reuter, Mỹ đang trong bước đầu đàm phán với Nhật Bản và EU để giảm thuế và các hàng rào pháp lý và nỗ lực giảm khoản thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đối với ô tô và các hàng hóa khác. Nếu EU và Nhật Bản ký với Mỹ các điều khoản tương tự thỏa thuận mới giữa Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), đó sẽ là dấu hiệu cho thấy họ ủng hộ Washington trong việc cố gắng gây sức

ép lên Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong việc thay đổi các chính sách kinh tế chính yếu [20].

Không những thế, tháng 9/2018, Mỹ cũng đã ký Hiệp định thương mại tự do Hoa

Kỳ -Hàn Quốc sửa đổi (KORUS). Điều đó nghĩa là nước này lại có thêm một đồng minh

và cuộc thương chiến với Trung Quốc lại có thêm một nước về phe Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu 086 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w