Các thương hiệu Nhật Bản từng phải đối mặt với sự suy giảm tới 32% doanh số bán ra sau 12 tháng do bị người Trung tẩy chay để phản ứng với sự việc tranh chấp đảo Senkaku (Điếu Ngư) giai đoạn 2012 - 2013. Năm 2017, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa Hàn Quốc nhất là Lotte cũng phải chịu những tác động tương tự khi Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Hàn sau sự kiện Hàn chấp nhận thiết đặt hệ thống tên lửa do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, chiêu tẩy chay hàng hóa vẫn chưa được nước này sử dụng chính thức và trên diện rộng trong cuộc thương chiến với Hoa Kỳ.
Stephen Vines (2018) có bài viết trên South Morning Post chỉ ra rằng nếu việc tẩy chay các thương hiệu Hoa Kỳ thực sự được tiến hành, nó sẽ chủ yếu tác động đến các tập đoàn Trung Quốc đang điều hành các công ty nhượng quyền của Hoa Kỳ hoặc liên doanh với các công ty Hoa Kỳ. Chẳng hạn như McDonald’s, một thương hiệu thành
công thấy rõ nhất ở Trung Quốc được hợp tác hoạt động trên đại lục cùng tập đoàn Evergrande, KFC được điều hành bởi Yum China Holdings. Và Starbucks hãng đã phải chịu sự sụt giảm doanh số mà không liên quan tới tẩy chay nào, gần đây đã thành lập liên kết với tập đoàn Alibaba để tạo điều kiện cho dịch vụ giao hàng [27]. Vì thế, tẩy
chay các đối tượng rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty của Hoa Kỳ, song nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty của Trung.
Khi việc mạnh dạn tẩy chay các hàng hóa do Hoa Kỳ sản xuất không khả thi,