Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu 086 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 45)

kinh tế thế giới

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai quốc gia sở hữu nền kinh tế lớn nhất, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay. Bởi vậy, đối đầu thương mại diễn ra giữa hai nước sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đối với kinh tế toàn cầu. Trong bản Cập nhật Tổng quan kinh tế thế giới, Tháng 1 năm 2019, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã đưa ra dự báo tăng trưởng toàn cầu có xu hướng giảm trong năm 2019. Nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức 3,5% năm 2019 và 3,6% năm 2020, thấp hơn 0,2 và 0,1%

2019 và 2020 đã được tái nhận định là có xu hướng giảm trong báo cáo tổng quan mới nhất của IMF, phần lớn là do những tác động tiêu cực của việc gia tăng thi hành thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. [19]

Cũng trong báo cáo này, IMF chỉ ra rằng tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển

được dự báo sẽ giảm từ 2,3% ước tính năm 2018 xuống còn 2,0% năm 2019 và 1,7% năm 2020. Mức độ tăng trưởng ước tính này cho năm 2018 và 2019 thấp hơn 0,1% so với dự báo tổng quan tháng 10/2018 của IMF, chủ yếu do những thay đổi giảm xuống của khu vực đồng Euro.

Tăng trưởng tại khu vực đồng Euro được dự báo ở mức vừa phải từ 1,8% năm 2018 xuống 1,6% năm 2019 (thấp hơn 0,3% so với dự báo trước) và 1,7% năm 2020. Tỷ lệ tăng trưởng được chỉ ra sẽ suy giảm ở nhiều nền kinh tế, nhất là Đức, Ý, Pháp

Có sự không chắc chắn trong dự báo cơ bản khoảng 1,5% tăng trưởng của Anh giai đoạn 2019-2020.

Nền kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng 1,1% năm 2019 (cao hơn 0,2% so với dự

báo tháng 10 năm 2018). Tăng trưởng được dự đoán trung bình khoảng 0,5% vào năm 2020 (cao hơn 0,2% so với dự báo đợt tháng 10).

IMF World Economic Outlook:

Advanced economies

■ 2018 ■ 2019

Source: International Monetary Fund D□θ

Biểu đồ 2.1: Dự báo kinh tế toàn cầu của IMF: Các nền kinh tế phát triển (Nguồn: BBC News) [25]

Đối với thị trường mới nổi và nhóm kinh tế đang phát triển, dự kiến tăng trưởng sẽ giảm xuống 4,5% vào năm 2019 (từ 4,6% năm 2018), trước khi tăng lên 4,9% vào năm 2020. Dự báo tăng trưởng năm 2019 thấp hơn 0,2% so với dự báo tổng quan tháng 10 năm 2018.

Tăng trưởng ở châu Á mới nổi và đang phát triển sẽ giảm từ 6,5% trong năm 2018 xuống còn 6,3% vào năm 2019 và 6,4% vào năm 2020. Mặc dù chính sách tài khóa bù đắp một số tác động của thuế quan ngày càng cao hơn của Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại do ảnh hưởng kết hợp của việc thắt chặt tài chính cần thiết và căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ. Nền kinh tế Ản Độ chuẩn bị tăng trưởng năm 2019, được hưởng lợi từ giá dầu thấp hơn và tốc độ thắt chặt tiền tệ chậm hơn dự kiến, do áp lực lạm phát đã giảm.

Tăng trưởng ở các nước châu Âu mới nổi và đang phát triển năm 2019 dự kiến sẽ suy yếu nhiều hơn dự đoán trước đó, xuống còn 0,7% (từ 3,8% năm 2018) mặc cho Trung và Đông Âu đang tăng trưởng, trước khi phục hồi lên 2,4% vào năm 2020.

Ở Mỹ Latinh, tăng trưởng được dự kiến sẽ phục hồi trong hai năm tới, từ 1,1% năm 2018 lên 2,0% vào năm 2019 và 2,5% vào năm 2020 (yếu hơn 0,2 điểm trong cả hai năm so với dự kiến trước đó).

Tăng trưởng ở Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan và Pakistan dự kiến sẽ vẫn ở mức 2,4% trong năm 2019 trước khi phục hồi khoảng 3% vào năm 2020.

Ở châu Phi cận Sahara, tăng trưởng dự kiến tăng từ 2,9% trong năm 2018 lên 3,5%

vào năm 2019 và 3,6% vào năm 2020. Trong cả hai năm, dự báo thấp hơn 0,3% so với dự báo tháng 10/2018. [19]

Có thể thấy, trong Dự báo tổng quan kinh tế thế giới cập nhật tháng 1/2019, IMF đã liên tục hạ dự báo tăng trưởng đối với cả nền kinh tế thế giới, nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi so với dự báo tháng 10/2018. Thậm chí, tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trong dự báo tháng 10/2018 cũng đã được IMF giảm so với dự báo đợt tháng 4/2018. Có nhiều lý do dẫn đến sự bi quan trong tăng trưởng này. Bên cạnh những yếu tố như hoạt động yếu kém, tăng lãi suất, thắt chặt tài chính,... căng thẳng thương mại ngày một leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc rõ ràng là nguyên nhân không thể bỏ qua.

Ngoài sự suy giảm về tăng trưởng, chiến tranh thương mại với nhưng biện pháp

Một phần của tài liệu 086 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w