Bên cạnh những giải pháp ngắn hạn để ứng phó với những biến động khôn lường
của chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chú ý đến việc xây dựng kế hoach phát triển doanh nghiệp trung và dài hạn. Phải có những chiến lược và phương hướng hành động cụ thể, phù hợp với điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức, doanh nghiệp mới có phương hướng phát triển đúng và hoạt động hiệu quả.
Trong các kế hoạch này, nhất thiết phải có mục tiêu hướng đến sự minh bạch trong hệ thống tài chính, kế toán, trong các thông tin về doanh nghiệp. Nếu không nỗ lực làm điều này, dù chính phủ có tạo điều kiện đến đâu, các ngân hàng có điều chỉnh các quy định cho vay như thế nào thì doanh nghiệp cũng khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn và không có vốn để đầu tư, phát triển. Doanh nghiệp có rõ ràng trong chiến lược, minh bạch trong kinh doanh thì ngân hàng mới đánh giá đúng tiềm năng và thế mạnh để
cân nhắc cho vay vốn.
Ngoài ra, đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng là điều doanh nghiệp cần quan tâm. Có nhân lực giỏi thì doanh nghiệp mới có thể tự lực cánh sinh, không phải dựa dẫm
nhiều vào các chính sách hỗ trợ. Những thứ doanh nghiệp cần trang bị cho người lao động trước hết là nền nếp lao động để hình thành văn hóa doanh nghiệp như: kỷ luật trong lao động, trung thực, ý thức vươn lên, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau,.. .Sau đó
trang bị cho họ kiến thức về pháp luật lao động và đào tạo giúp cho họ nâng cao trình độ, tay nghề, năng suất và những kỹ năng cần thiết để làm việc.
Kế hoạch rõ ràng và đúng đắn chính là ngọn đèn chỉ đường sáng tỏ nhất. Dù hoạt
động ở lĩnh vực và quy mô nào, các doanh nghiệp cũng cần làm việc có kế hoạch, có tôn chỉ và định hướng. Nó giúp cho doanh nghiệp luôn bước đi vững vàng trong vòng xoay của chiến tranh thương mại, của cách mạng 4.0 và những biến động của nền kinh tế hội nhập ngày nay.
Tóm tắt chương 4
Như vậy, để tận dụng được tốt nhất cơ hội và khắc phục tối đa những khó khăn do chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cả chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đều cần nỗ lực rất nhiều. Chính phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền địa phương có kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tăng cường xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời xây dựng nền kinh
tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường và tăng cường đàm phán để Hoa Kỳ công nhận. Về phía các doanh nghiệp, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên tục cập nhật và cố gắng dự báo diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại này, thận
trọng trong giao dịch với các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong dài hạn, doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa mình làm ra, đa dạng hóa thị trường thông qua các FTA đã có, đồng thời xây dựng chiến lược rõ ràng, thông minh, phù hợp với tình hình sản xuất và tình hình chung của nền kinh tế. Sự phối hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp là chìa khóa giúp kinh tế Việt Nam đứng vững và phát triển lâu dài.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy, khi liên kết kinh tế giữa các quốc gia chặt chẽ như hiện nay,
việc tìm hiểu và nắm bắt các sự kiện cũng như hiểu được bản chất của chiến tranh thương
mại Hoa Kỳ - Trung Quốc là việc hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp hiểu được tính chất và mức độ ảnh hưởng của cuộc thương chiến đến hoạt động của chính mình, biết được những cơ hội và cả những thách thức lớn sẽ phải đối diện. Từ đó, doanh nghiệp
chủ động đưa ra các giải pháp ứng phó để tận dụng tối đa những cơ hội cũng như khắc phục tốt, tháo gỡ khó khăn do chiến tranh thương mại mang tới.
Qua phần phân tích phía trên, khóa luận đã giúp người đọc hiểu những vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc như: nguyên nhân làm bùng
phát chiến tranh thương mại, các biện pháp mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sử dụng trong
cuộc thương chiến, cũng như những ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với hai nước tham chiến, với nền kinh tế thế giới và các quốc gia khác. Từ đó, khóa luận chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị một số chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng thời cơ và giải quyết các thách thức đến từ chiến tranh thương mại.
Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đem đến cả cơ hội và thách thức cho thương mại và đầu tư, dù cho những tác động đó sẽ có mức độ khác nhau ở từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Điều cấp thiết là các doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn nhận chính xác tầm ảnh hưởng của chúng đến việc sản xuất của mình, có thái độ nghiêm túc trong việc ứng phó với chúng. Doanh nghiệp cần dựa vào tình hình cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, của ngành và của chính doanh nghiệp để có các đối sách linh hoạt trong ngắn hạn và dài hạn để tận dụng tốt nhất những thời cơ có được và giảm thiểu tối đa tác động không mong muốn. Điều quan trọng là doanh nghiệp luôn luôn phải cập nhật tình hình để ứng phó một cách chủ động, nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, trau dồi kinh nghiệm và trình độ để phát triển bền vững. Sự hiểu biết và thái độ tích cực, chủ động của doanh nghiệp cộng thêm sự hỗ trợ chính sách từ phía nhà nước chính là chiếc chìa khóa vàng để kinh tế Việt Nam
trụ vững trong cơ lốc chiến tranh thương mại và phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.
A. Tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC (2018), Toàn cảnh chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung, Hà Nội.
2. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSC (2018), Cuộc chiến thương mại đang đến gần, Hà Nội.
3. Cục Đầu tư nước ngoài (2019), Tình hình thu hút ĐTNN Quý I năm 2019, Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng (2017), Chính sách thương mại quốc tế, Hà Nội.
5. Hà My (2018), “Cả nước có 700.647 doanh nghiệp đang hoạt động”, Sài Gòn Giải phóng, truy cập lần cuối ngày 7 tháng 4 năm 2019 từ https://bit.ly/2Uorcsq
6. Nam Phong, “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?”, VietnamPlus, truy cập lần cuối ngày 12 tháng 4 năm 2019 tại
http://special.vietnamplus.vn/doidaumytrung
7. Tổng cục Hải quan (2019), Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Diễn
biến
giai đoạn 2010 - 2018 và cập nhật tháng 1/2019, Hà Nội.
8. Tổng cục thống kê (2018), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018, Hà Nội.
9. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, Hà Nội.
10. Tim Nguyễn (2018), “Từ cảng Boston tới ngày July 4”, Báo Trẻ online, truy cập lần cuối ngày 30 tháng 3 năm 2019 từ https://bit.ly/2ICIHD4
11. Nguyễn Tuyền (2018), “Hàng Trung Quốc qua Việt Nam xuất đi Mỹ: "Chúng ta chẳng được lợi lộc gì!".”, Dân trí, truy cập lần cuối ngày 14 tháng 04 năm 2019 từ https://bit.ly/2V26a7o
12. “Bảo hộ mậu dịch” (2018), Wikipedia, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019 từ
https://bit.ly/2E2sT9H
13. “Chiến tranh mậu dịch” (2018), Wikipedia, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019 từ
https://bit.ly/2VPULI3
B. Tiếng Anh
14. Koushan Das (2018), “Vietnam: Minimum Wages on the Rise in 2018”,
Vietnam
over military sanctions”, South China Morning Post, retrieved on April 3 2019 from https://bit.ly/2DjlylA
16.Martin Feldstein (2019), “There is no Sino - American Trade war”, Project
Syndicate, retrieved on March 5th 2019 from https://urlzs.com/Y4T4
17.Saleha Mohsin and Jenny Leonard (2018), “U.S. Plans to Curb Chinese Tech Investments, Citing Security”, Bloomberg, retrieved on April 15th 2019 from
https://bloom.bg/2tGMwOL
18.Thilo Hanemann (2018), “Arrested Development: Chinese FDI in the US in 1H 2018”, Rhodium Group, retrieved on April 2nd 2019 from https://bit.ly/2ta20Ly
19.International Monentary Fund IMF (2019), World Economic Outlook Update,
January 2019.
20.David Lawder và Karen Freikerd (2018), “Exclusive: U.S. Commerce’s Ross eyes anti-China ‘poison pill’ for new trade deals”, Reuter, retrieved on March 30th 2019 from https://reut.rs/2NpTn6J
21. Luc Can (2019), “Vietnam Amidst the US-China Trade War: High Risks, Big Gains”, ASEANFocus, No 26, 28 - 29, retrieved on March 3rd 2019 from
https://bit.ly/2UHARZ
22.David J. Lynch (2018), “China has a big weapon that it hasn’t used in the trade war - yet. Tourists”, The Washington Post, retrieved on March 30th 2019 from
https://wapo.st/2v5WMRz
23.Joergen Oerstroem Moelle (2018), “U.S. - China Trade War: Opportunities & Risks for Southeast Asia”, ISEAS Perspective ISEAS - Yusof Ishak Institute, no 64, retrieved on March 3rd 2019 from https://bit.ly/2UDh 18q
24.S.K. (2017), “What might a trade war between America & China look like?”,
The
Economist, retrieved on February 23th 2019 from https://econ.st/2Zhkk3S
25. Szu Ping Chan (2018), “US trade war would make world 'poorer and more dangerous'”, BBC News, retrieved on April 24th 2019 from
https://bbc.in/2IM9P0v
26.Tuan Ho, Trang Thi Ngoc Nguyen, and Tho Ngoc Tran (2018), “How will Vietnam Cope with the Impact of the US-China Trade War?”, ISEAS
Perspective
https://bit.ly/2V4OTdN
27.Stephen Vine (2018), “Why consumer boycotts of US brands in China might hit Chinese companies the hardest”, South China Mornig Post, retrieved on March 31th 2019 from https://bit.ly/2NWw6hZ
28.Catherine Wong (2018), “Canada should choose free trade with China, not US protectionism - Beijing”, South China Morning Post, retrieved on March 31th 2019 from https://bit.ly/2C8K2ye