Nói đến chiến tranh thương mại, một sự kiện vô cùng quan trọng nhất định phải nhắc đến là việc đạo luật Smoot Hawley được thông qua vào năm 30 của thế kỷ XIX.
Tháng 6 năm 1930, Tổng thống Mỹ Herbert Hoover đã thông qua Dự luật thuế quan 1930 (hay còn gọi là đạo luật Smoot Hawley) chính thức trở thành luật. Ngay lập tức, nó đẩy mức thuế mà Mỹ áp dụng với hàng trăm sản phẩm lên rất cao với không chỉ các sản phẩm nông nghiệp mà gần 900 mặt hàng, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của hàng hóa nhập vào Mỹ lên tới 45%, đồng thời đánh thuế hơn 20.000 sản phẩm từ đường, trứng đến quần áo,...
Việc Trump áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia và chỉ áp thuế
cao đối với hàng trăm sản phẩm từ Trung Quốc có lẽ chưa thấm tháp vào đâu so với việc
đạo luật Smoot Hawley đưa ra mức thuế chót vót với gần 900 sản phẩm từ mọi quốc gia.
Điều này có nghĩa là nếu Mỹ cần các sản phẩm để tiêu dùng hoặc nguyên liệu sản xuất đầu vào mà không thể nhập từ Trung Quốc do thuế cao thì Mỹ vẫn có cơ hội để mua chúng từ các quốc gia khác nhưng ở thời điểm 1930 thì không thể.
Đạo luật được thực thi đã khiến cho nhiều đối tác kinh tế lớn với Mỹ đã đồng loạt
có những biện pháp trả đũa. Canada trả đũa bằng cách áp các thuế mới lên 16 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Italy không còn nhập khẩu ô tô của Mỹ và tăng thuế đánh vào các sản
phẩm nhập của Mỹ khiến giá trị xuất khẩu của Mỹ vào quốc gia này ở năm 1928 là 211 triệu USD thì đến năm 1932 chỉ còn 58 triệu USD.
Với các hành động trả đũa đồng thời đến từ nhiều quốc gia, nền kinh tế Mỹ đã có
những suy giảm nghiêm trọng: Nhập khẩu giảm từ 4,4 tỷ USD (1929) xuống còn 1,5 tỷ (1933); Xuất khẩu giảm từ 5,4 tỷ USD (1929) xuống còn 2,1 tỷ USD (1933); GNP giảm
từ 103,1 tỷ USD xuống còn 55,6 tỷ USD từ năm 1929 đến 1933.
Đạo luật và các suy giảm trầm trọng này chỉ kết thúc vào năm 1934, sau khi Franklin Delano Roosevelt lên làm tổng thống và có những nỗ lực đối với việc giảm thuế nhập khẩu.