3.3.1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam
3.3.1.1. Cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ và Trung Quốc
Hoa Kỳ quyết định đánh thuế nhập khẩu lên hàng nghìn sản phẩm của Trung Quốc đưa vào thị trường Hoa Kỳ, không chỉ hàng công nghiệp mà còn với linh kiện điện
tử và hàng tiêu dùng với trị giá 250 triệu USD. Điều này chắc chắn làm cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ giảm tính cạnh tranh so với hàng nội địa Hoa Kỳ
và do đó lượng hàng hóa Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ sẽ giảm. Dù lượng hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ giảm nhưng nhu cầu của người dân Hoa Kỳ thì vẫn
còn nguyên. Hoa Kỳ sẽ chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc sang các quốc gia
khác. Đây chính là cánh cửa mở ra để hàng hóa của Việt Nam xuất hiện tại thị trường Hoa Kỳ nhiều hơn. Hàng Việt Nam nhìn chung có sự tương đồng lớn với những hàng hóa Trung Quốc thuộc diện chịu thuế của Hoa Kỳ. Bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng hóa để bù đắp nguồn cung bị thiếu hụt cho thị trường Hoa Kỳ. Khi cuộc đối đầu còn chưa diễn ra, Hoa Kỳ nhập khẩu rất nhiều máy móc, linh kiện,
hàng điện tử, nội thất, đồ chơi, đồ dùng thể thao, hàng dệt may, da giày,... từ Trung Quốc. Việt Nam cũng có thể sản xuất được các mặt hàng này với chất lượng tương tự và tìm phương án xuất khẩu nhiều hơn tới Hoa Kỳ.
Về phía Trung Quốc, nước này cũng áp thuế trả đũa lên hàng loạt các mặt hàng của Mỹ, trong đó có nông sản, nhất là hạt đậu tương. Trung Quốc sau khi áp thuế đã thiếu hụt nguồn cung đậu tương khá nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi vì đây là loại hạt sử dụng nhiều để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nước này đã phải tìm đến nguồn
cung từ Argentina, Brazil,. Việt Nam có chớp lấy thời cơ này xuất khẩu nhiều nông sản hơn vào Trung Quốc. Với lợi thế về khoảng cách địa lý và kinh nghiệm làm nông nghiệp lâu đời, Việt Nam có thể làm tốt trong việc tăng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại với nước này.
Cùng với cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam cũng có cơ hội phát triển ngành logistics. Khi các khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên, nhu cầu để vận chuyển các loại hàng hóa này cũng ngày một nhiều hơn. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics, công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển, đường hàng không có thêm nhiều hợp đồng chuyên chở hơn so với thời gian trước. Bên cạnh đó, nó còn là cơ hội để các cảng, kho bãi, cảng hàng không,. gia tăng các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng cảng để dịch vụ chuyên chở diễn ra dễ dàng hơn.
3.3.1.2. Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài
Giá cả tăng cao và việc ngày càng có nhiều lo ngại về sự không chắc chắn của thị trường là hai hệ quả của chiến tranh thương mại mà các nhà đầu tư vào hai thị trường
Hoa Kỳ và Trung Quốc thấy rõ nhất. Trước hết, nói về sự tăng lên của giá hàng hóa, đây
là điều chắc chắn xảy ra do người nhập khẩu đã cộng khoản thuế nhập khẩu vào giá hàng hóa. Những doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào nằm trong danh sách chịu thuế nhập khẩu cao sẽ chịu tổn thất khi giá nguyên liệu tăng lên và lợi nhuận
ASEAN Minimum Wages
giảm đi. Nếu họ tăng giá để bù lại khoản lợi nhuận mất đi, khách hàng sẽ sớm quay lưng
và chọn các sản phẩm khác. Thứ hai, chiến tranh thương mại chưa kết thúc cũng làm dấy lên những nghi ngờ về tính bất ổn của thị trường. Các nhà đầu tư rót vốn vào hai thị trường này khó có thể dự đoán về những khoản thuế gia tăng hay những thay đổi chính sách từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Vì thế, để đảm bảo lợi nhuận, nhiều chủ đầu tư tìm đến giải pháp dịch chuyển đầu tư sang các thị trường khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.
Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để trở thành thị trường nhận được các khoản đầu tư này vì các lý do:
Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam đã ký
FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA), Chile (VCFTA), Hàn Quốc (VKFTA). Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng được hưởng lợi ích từ việc được loại bỏ phần lớn các rào cản thương mại khi ASEAN tham gia FTA với Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản (AJCEP), Úc và New Zealand (AANZFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia VN - EAEU FTA với các đối tác Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Không những thế, Việt Nam và Liên minh châu Âu EU cũng đã kết thúc đàm phán EVFTA và cả hai đang nỗ lực đẩy nhanh việc phê chuẩn hiệp định này. Đặc biệt, Việt Nam còn là thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và có cơ hội hợp tác với 11 nền kinh tế trong điều kiện được gỡ bỏ thuế quan. Với những thuận lợi có được từ các thỏa thuận, các hiệp định tự do thương mại, Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong tương lai, Việt Nam có thể đón nhận thêm nhiều dòng vốn vào, các nhà máy, dự án của những chủ đầu tư muốn tận dụng lợi thế về thuế quan mà Việt Nam sở hữu.
Chi phí sản xuất tại Việt Nam tương đối rẻ. Về lực lượng lao động, Việt Nam có
quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi lao động cao, đảm bảo cung cấp đủ nhân công
cho các dự án trong nước và nước ngoài. Chi phí lao động ở Việt Nam tương đối rẻ so với các nước trong khu vực ASEAN.
53
Wages (Local currency/ month) Wages (USD/ month) 2018 Revised Minimum Wages (Local currency/ month) Minimum Wages (USD/ month) Vietnam 2.580.000 to 3.750.000 114.29 to 166.13 2.760.000 to 3.980.00 0 122.27 to 176.31 In effect 1st January 2018 Philipines 7290 to 15.360 140.26 to 195.53 7680 to 9300 147.76 to 178.94 In effect 25th January 2018 Thailand 9000 to 9300 285.39 to 294.40 9240 to 9900 293 to 313.39 In effect 1st April 2018 Malaysia 920 to 1000 233.83 to 254.16 Same as 2017 Same as 2017 Government working on revised rates for 2018 Cambodi a 612000 153 680000 170 In effect 1st January 2018 Indonesia 1,337,745 to 3,355,750 99.80 to 250.35 1,560,00 0 to 3,920,00 109.20 to 274.40 In effect 1st January 2018 Laos 900000 108 120000 0 144 Under consideration Myanmar 108000 81 144000 108 Under consideration
Như vậy dù mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam năm 2018 đã tăng
so với năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn lương tối thiểu của người lao động các nước khác,
chỉ nhỉnh hơn của Indonesia và Myanmar. Các chi phí khác như chi phí xăng dầu, điện nước ở Việt Nam cũng thấp hơn các quốc gia khác. Theo GlobalPetroPrices.com, giá điện của Việt Nam năm 2018 là 0,07 USD/ kWh, trong khi ở Indonesia là 0,1 USD/ kWh, ở Thái Lan là 0,11 USD/ kWh và ở Philipines là 0,19 USD/ kWh. Chi phí sản xuất
rẻ khiến lợi nhuận tăng. Điều này làm nhiều nhà đầu tư có kế hoạch đổ vốn vào thị trường Việt.
Nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi. Việt Nam luôn duy trì được tình hình chính trị ổn định, không có các vụ
khủng
bố, xung đột,... đầy rủi ro như nhiều quốc gia khác. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm cả về thương mại và đầu tư. Đặc biệt, chính phủ Việt Nam có nhiều
quy định, chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi trong giá thuê đất đai, mặt bằng, không giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong công ty đại chúng, .Điều này đã tạo sự tin tưởng và quan tâm của các nhà đầu tư với thị trường Việt Nam.
Vị trí địa lý: Việt Nam là cửa ngõ của ASEAN, gần kề Trung Quốc nên nhiều
nhà đầu tư có ý định dịch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nước này đã tỏ ra quan tâm đến
Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài phục vụ ngành đánh bắt, khai thác và chế biến hải sản; khí hậu phân hóa đa dạng phù hợp phát triển nông nghiệp, trở nên hấp dẫn với các chủ đầu tư muốn hoạt động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
3.3.1.3. Cơ hội có được nguồn nguyên liệu giá rẻ
Các đòn thuế nhập khẩu mà Hoa Kỳ và Trung Quốc áp lên đối thủ trong cuộc thương chiến khiến hàng hóa của mỗi nước trở nên đắt đỏ ở thị trường nước còn lại. Giá
tăng cao, người dân cắt giảm chi tiêu hoặc chuyển sang các hàng hóa khác, doanh nghiệp
chuyển dịch sản xuất hoặc tìm nguồn cung thay thế ở thị trường khác,... khiến xuất khẩu
của mỗi nước giảm đi. Để duy trì sản lượng và năng suất, nhất là Trung Quốc với khối lượng hàng hóa khổng lồ, hai nước vẫn tiếp tục sản xuất và mang hàng hóa sang các thị trường khác bán với giá rẻ hơn. Việt Nam gần kề với Trung Quốc, hiển nhiên Trung Quốc sẽ đem hàng hóa sang Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể tiếp cận nguồn nguyên
liệu đầu vào, các linh kiện, thiết bị,... với giá hời hơn trước đây. Nhờ đó, giá thành sản phẩm dần trở nên rẻ hơn - một yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
3.3.1.4. Cơ hội cải cách kinh tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Có thể thấy rằng, trong thời gian trở lại đây, hoạt động kinh tế của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. Ve thị trường xuất nhập khẩu, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu với Trung Quốc. Trong đó, quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc Việt Nam nhập từ Trung Quốc chiếm tới 90% số hàng hóa loại này Việt Nam nhập của toàn thế giới; tương tự, hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc chiếm 80%, rau củ chiếm 91%, đồ gốm chiếm 88%, các sản phẩm từ da thuộc, túi du lịch, túi xách chiếm 85%,. (số liệu từ trademap.org). Với số lượng nhập khẩu cao, và chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, da giày và hàng tiêu dùng như vậy, Việt Nam có thể gặp rủi ro nếu Trung Quốc ngừng cung cấp các sản phẩm này. Trung Quốc cũng đã đầu tư vào nhiều dự án nhất là những dự án cơ sở hạ tầng và nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam nên khả năng họ chi phối và làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của các công ty trong nước.
Chắc chắn, Việt Nam không thể thoát ly hoàn toàn khỏi các hoạt động giao thương với Trung Quốc vì xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay khiến các nền kinh tế gia tăng hợp tác và dựa vào nhau nhiều hơn. Hơn thế nữa,Việt Nam mới chỉ là nền kinh tế nhỏ, lại có quan hệ lâu đời và vị trí gần với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhiều nước khác cũng phụ thuộc nhiều vào quốc gia này. Cho dù vậy, việc giảm phụ thuộc vào Trung Quốc để không bị quốc gia này chi phối quá nhiều về kinh tế và các lĩnh vực khác như an ninh, quân sự vẫn là điều cần làm. Nước ta đã có nhiều cố gắng để đạt mục tiêu này từ trước đây, thông qua việc tham gia vào các hiệp định tự do với nhiều đối tác. Chẳng hạn, với CPTPP, để được
hưởng ưu đãi thuế hàng dệt may, Việt Nam cần dùng nguyên liệu đầu vào đến từ các nước cũng là thành viên hiệp định này. Đây là một lý do để chúng ta giảm bớt nhập khẩu
nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Chiến tranh thương mại sẽ tạo ra cho chính phủ Việt Nam động lực mạnh mẽ hơn để đàm phán thêm các hiệp định mới, tạo cơ hội đa dạng hóa kinh tế, phân tán rủi ro. Nó cũng giúp các doanh nghiệp Việt cố gắng hơn trong việc
3.3.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
3.3.2.1. Nguy cơ hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ bị áp thuế nhập khẩu cao
Một trong những mục tiêu của Tổng thống Donald Trump khi lên nắm quyền điều hành là giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với các nền kinh tế trên thế giới. Với ông Trump, thâm hụt thương mại đồng nghĩa với việc khả năng sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã suy giảm và vị thế dẫn đầu của Hoa Kỳ đang có dấu hiệu bị lung lay. Bởi thế, chính quyền ông Trump đã có nhiều hành động thể hiện quyết giảm bớt thâm hụt thương mại với các quốc gia khác. Ban đầu, đó là việc kêu gọi các doanh nghiệp trong nước - các yếu tố chủ quan - gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu. Sau đó, Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi các FTAs mà các đời tổng thống tiền nhiệm đã dày công đàm phán và ký kết. Xa hơn nữa, Tổng thống Donald Trump quyết định giáng các đòn thuế nhập khẩu lên nhôm và thép từ các quốc gia khác. Đỉnh điểm là chiến tranh thương mại với Trung Quốc thông qua áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu trị giá 250 tỷ USD, thậm chí là tăng thêm 267 tỷ USD và đánh thuế mọi mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Quốc. Việc Trung Quốc là đối tượng đầu tiên mà chính quyền ông Trump hướng mũi nhọn tấn công thương mại có thể là do Hoa Kỳ đang thâm hụt thương
mại với nước này nhiều nhất. Mexico - một quốc gia láng giềng Bắc Mỹ với Hoa Kỳ cũng chịu sức ép không nhỏ khi vừa không được Hoa Kỳ miễn thuế nhập khẩu với nhôm
và thép, vừa phải chấp nhận đàm phán lại NAFTA dù biết chắc chắn các điều khoản tái thỏa thuận sẽ có lợi hơn cho Hoa Kỳ. Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng của mục tiêu giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP và mới đây đã đe dọa đánh thuế ô tô nhập khẩu 25%, yêu cầu đàm phán song phương, gây sức ép nhằm Nhật Bản phải mở cửa cho hàng hóa Mỹ.
Việt Nam hiện là nước đang thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Năm 2017, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại với Mỹ xếp thứ năm, sau Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức. Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 6 sau Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản,
Đức và Ireland. Vậy nếu Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ, khiến khối lượng
thặng dư thương mại với Hoa Kỳ nhiều hơn nữa thì nguy cơ Hoa Kỳ đánh thuế lên hàng
nhập khẩu Việt Nam tương tự như đã làm với các nước kể trên khả năng xảy ra là rất cao. Trung Quốc, Nhật Bản là những nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới nên vị thế trong việc đàm phán hay đối đầu với Trung Quốc là những vị thế cân xứng. Mexico
là đối tác của Hoa Kỳ trong NAFTA, Đức thuộc EU - đồng minh của Hoa Kỳ nên cũng có nhiều đối sách nhằm đáp trả những đòn thuế của Tổng thống Trump. Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ, kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, nếu
như bị Hoa Kỳ áp thuế tương tự như với Trung Quốc, với Nhật Bản và EU thì việc chúng
ta đáp trả bằng nhiều biện pháp ngoài kiện tụng lên WTO là không thể vì chúng ta không
đủ tiềm lực như Trung Quốc. Đó là nguy cơ đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn ra.
3.3.2.2. Phải cạnh tranh giành thị phần tại thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc