Quảnlý vốn lưu động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 757 một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ và thiết bị gia nguyên,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

a. Khái niệm quản lý vốn lưu động

Quản lý vốn lưu động chủ yếu là một chiến lược kế toán với trọng tâm duy trì sự cân bằng giữa tài sản và nợ hiện tại của công ty.Một hệ thống quản lý vốn hiệu quả làm việc cho phép các doanh nghiệp không chỉ bao gồm các nghĩa vụ tài chính của họ mà còn là một cách để giúp các công ty tăng thu nhập của họ. Quản lý vốn lưu động là việc quản lý hàng tồn kho, tiền mặt, tài khoản phải trả và các khoản phải thu. Một hệ thống quản lý vốn lưu động hiệu quả thường sử dụng các tỷ lệ thực hiện chính như tỷ lệ vốn lưu động, tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho và tỷ lệ thu thập để giúp xác định các khu vực cần tập trung để duy trì tính thanh khoản và lợi nhuận.

b. Sự cần thiết của việc nâng cao quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp

Như đã nói ở trên vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng khi đã có đồng vốn lưu động trong tay thì một câu hỏi nữa đặt ra là ta phải sử dụng nó như thế nào để nó sinh lời. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả vốn lưu động. Chỉ khi quản lý sử dụng tốt vốn lưu động mới mở rộng được quy mô về vốn, tạo được uy tín trên thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, là cơ sở để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nâng cao việc quản lý và sử

dụng VLĐ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho công nhân viên. Hơn nữa hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự trang trải tài chính, tạo ra thu nhập để trang trải các khoản chi phí và có lãi. Vì vậy doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để có thu hồi vốn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận để phát triển sản xuất. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì thu nhập của công nhân viên cũng được đảm bảo và ổn định.

Có thể nói rằng mục tiêu lâu dài của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Việc quản lý, sử dụng vốn lưu động tốt sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Bởi vì quản lý vốn lưu động không những đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

c. Chính sách quản lý vốn lưu động

Quản lý VLĐ là việc các doanh nghiệp sử dụng các khoản vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn một cách hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một chính sách quản lý VLĐ riêng phù hợp với mình. Việc kết hợp các mô hình quản lý tài sản lưu động và mô hình quản lý nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tạo ra ba chính sách quản lý VLĐ trong doanh nghiệp: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa.

TSNH

NVNHH

TSDH

NVDH

Hình 1.1 Mô hình chính sách quản lý VLĐ cấp tiến

Chính sách quản lý cấp tiến tức là dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, dùng nguồn vốn huy động với chi phí thấp, thời gian ngắn để đầu tư vào những tài sản có giá trị lớn và thời gian thu hồi dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp, nó làm cho cân bằng tài chính kém bền vững và mất an toàn do không có sự cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Với chính sách này để cân bằng rủi ro bằng cách theo chính sách nợ thận trọng.

+ Ưu điểm: chi phí thấp hơn dẫn tới EBIT cao hơn: do khoản phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý dành cho công nợ cũng như tổng giá trị của những khoản nợ không thể thu hồi được sẽ giảm đi. Thêm vào đó, việc doanh nghiệp dự trữ ít hàng tồn kho hơn cũng tiết kiệm chi phí lưu kho, sử dụng nhiều nợ ngắn hạn có chi phí thấp hơn so với nợ dài hạn. Nhờ tiết kiệm được chi phí nên EBIT của doanh nghiệp sẽ tăng.

+ Nhược điểm: rủi ro cao vì khi theo đuổi chiến lược quản lý VLĐ cấp tiến, DN có thể gặp phải những rủi ro như cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền có được chính sách quản lý hiệu quả, hay để thanh toán ngắn hạn, mất doanh thu dự trữ thiếu hụt hàng lưu kho, mất doanh thu khi sử dụng chính sách tín dụng chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp, ít nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho các tài sản dài hạn.

Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên lợi nhuận kỳ vọng tăng lên. Vậy nên nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách này thì sẽ gặp rủi ro cao, tuy nhiên lợi nhuận mà mà nó mang lại cũng khá cao.

Chính sách quản lý thận trọng

Hình 1.1 Mô hình chính sách quản lý thận trọng

Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là: DN đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho các tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này doanh nghiệp không gặp phải vấn đề mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nguồn dài hạn là những nguồn có chi phí cao hơn nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp lại dùng đầu tư cho tài sản ngắn hạn, điều này sẽ làm giảm khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn.

+ Ưu điểm: việc dự trữ tài sản ngắn hạn nhiều và giảm nguồn vốn NH (cụ thể là các khoản nợ ngắn hạn) làm cho khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tăng cao.

+ Nhược điểm: việc theo đuổi chính sách quản lý VLĐ thận trọng thể hiện việc NVNH trong doanh nghiệp thấp, một phần là do nợ ngắn hạn được duy trì ở mức thấp cho thấy DN không chiếm dụng vốn tốt để tái đầu tư sản xuất sinh lời, dễ dàng bỏ qua nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận SXKD cao hơn.

Khi doanh nghiệp chọn chính sách này, chi phí để huy động NVDH thường lớn hơn NVNH kéo theo lợi nhuận của DN giảm xuống, tuy nhiên rủi ro cũng sẽ được hạn chế.

Hìnhl.2 Chính sách quản lý dung hòa

Chính sách quản lý dung hòa là DN dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, dùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Chính sách quản lý dung hòa là sự kết hợp giữa chính sách quản lý thận trọng và cấp tiến

Một phần của tài liệu 757 một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ và thiết bị gia nguyên,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)