a. Giải pháp cho công tác quản lý hàng tồn kho
về mặt bản chất, hàng tồn kho là nguồn vốn nhàn rỗi được sử dụng cho tương lai. Neu công ty dự trữ quá nhiều hoặc quá ít đều gây nên tình trạng thừa hoặc thiếu. Do vậy công ty chỉ nên giữ một lượng hàng hóa vừa đủ để tạo “miếng đệm an toàn” giữa HTK và lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu HTK trong ba năm gần đây đều chiếm tỷ trọng cao nhất nhì trong tổng giá trị vốn lưu động của công ty. Giá trị hàng tồn kho trong giai đoạn 2017 - 2019 đã tăng đáng kể dẫn tới vòng quay của hàng tồn kho giảm dần qua các năm. Là một doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh thương mại thì việc tồn kho nhiều hàng khóa là tín hiệu không tích cực báo động việc hàng hóa bịứđọng và việc quản lý VLĐ chưa hiệu quả. Ngoài ra, việc hàng tồn kho chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần:
- Xác định lượng HTK hợp lý phục vụ vừa đủ cho nhu cầu tiêu thụ, tránh tình trạng tồn kho quá lớn gây ứ đọng VLĐ bằng cách tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ. Hàng dự trữ trong kho phải duy trì được chất lượng tốt trong thời gian lưu kho, phải có đội kiểm định chất lượng hàng lưu kho nhằm giảm thiểu khả năng hàng lưu kho bị mất mát, hao hụt do các yếu tố chủ quan và khách quan.
- Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. Cụ thể công ty nên triển khai những chính sách khuyến mãi hay giảm giá cho những mặt hàng khó tiêu thụ bị tồn kho quá lâu nhằm kích thích nhu cầu mua hàng và giải phóng bớt lượng hàng tồn giúp thu hồi lại VLĐ của công ty.
- Việc đẩy mạnh công tác marketing kết hợp việc bán hàng online để tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh chóng hơn là một việc rất cần thiết. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, công ty cần biết cách tận dụng khai thác và áp dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh bán hàng như chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, xây dựng website bán hàng,... Với đặc thù là kinh doanh dịch về mảng công
nghệ, GNC sẽ có ưu thế hơn để phát triển mảng này nhờ học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác kinh doanh về lĩnh vực công nghệ trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, công ty cũng nên có thêm nhưng chính sách khen thưởng cho nhân viên kinh doanh khi bán được mặt hàng tồn kho quá lâu để khích lệ tinh thần và giúp nhân viên có mục tiêu phấn đấu hơn trong công việc, đẩy mạnh doanh số bán hàng.
b. Giải pháp quản lý vốn bằng tiền
Theo số liệu phân tích ở trên, tình hình phân bổ luợng vốn bằng tiền hiện nay của công ty GNC là chưa hợp lý bởi nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thuờng là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày nhu mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Vậy nên GNC cần đảm bảo mức dự trữ tiền mặt cho doanh nghiệp để có đầy đủ luợng vốn tiền mặt cần thiết giúp đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời. Sau đây là một số giải pháp dể quản lý vốn bằng tiền một cách hợp lý.
- Cần phải lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán theo từng quý, từng năm, tránh tình trạng dự trữ quá ít như năm 2019, chỉ chiếm 2,41% trên tổng TSLĐ.
- GNC nên áp dụng các mô hình quản trị tiền mặt thông dụng trong doanh nghiệp như mô hình quản lý tiền mặt EOQ hay mô hình quản lý tiền mặt Miller - Orr. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tình hình vốn lưu động tại công ty, em nhận thấy công ty đang thực hiện việc quản lý và lưu trữ tiền mặt dựa theo kinh nghiệm chứ chưa áp dụng mô hình kinh tế để tính toán chính xác. Việc kết hợp kinh nghiệm quản lý tiền mặt và áp dụng mô hình kinh tế sẽ giúp công ty tối ưu hóa được hiệu quả quản lý và sử dụng.