7. Kết cấu đề tài
1.2.5 Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu thủy sản
Với lợi thế là người đi sau, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước. Qua đó, một mặt có thể giúp ngành khai thác và sử dụng hết tiềm năng của mình một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, mặt khác có thể tránh được những sai lầm mà đi kèm với nó là những chi phí và thiệt hại không nhỏ. Trung Quốc và Ản Độ là 2 quốc gia điển hình được chọn để Việt Nam có thể học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm của những nước đi trước trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Hai quốc gia đều là những nước có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn sang thị trường EU. Vì vậy, Việt Nam muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cần phải có những giải pháp và tổng thể và đồng bộ.
1.2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy
sản sang thị trường EU
Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản sang EU lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2015, khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đạt 494 nghìn tấn, tương đương với kim ngạch 1,61 tỷ Euro. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang EU bình quân đạt 3,59%/năm giai đoạn 2015 trở đi. Để đạt được những thành tựu trên, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính phối hợp đồng bộ để nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của mình sang thị trường EU.
Về chiến lược phát triển: Tích cực điều chỉnh có tính chiến lược kết cấu nghề cá, tiến hành cải cách cơ cấu ngành, chuyển hướng từ nghề cá truyền thống sang nghề cá hiện đại chú trọng hoạt động đánh bắt sang hoạt động nuôi trồng, tăng hàm lượng chế biến, chú trọng việc đầu tư vào các chủng loại sản phẩm có giá trị tăng cao, liên tục mở rộng thị trường xuất khẩu và phản ứng nhanh với thị trường EU xuất hiện nhiều rào cản.
Đối với Trung Quốc, điều đáng lưu ý là họ đã tạo mặt hàng chủ đạo riêng trong cơ cấu hàng xuất khẩu ở mỗi thị trường nhập khẩu. Điều này đã tạo ra thế mạnh về cạnh tranh, về khối lượng và giá tương đối hiệu quả như cá chình vào thị trường Nhật Bản, tôm vào Mỹ, cá hồ và cá đù vàng vào Hàn Quốc, cá phile đông lạnh vào EU. Quản lý chặt chẽ đi đôi với không ngừng cải thiện chất lượng. Để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản, giảm bớt thua lỗ do chất lượng giảm sút và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và tiêu dùng thì việc kiểm soát chất lượng là rất cần thiết. Những nỗ lực để cải thiện chất lượng không chỉ dành cho những sản phẩm sau thu hoạch mà còn cho cả giai đoạn trước khi thu hoạch và công đoạn sản xuất. Cũng về vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc cũng đã có những biện pháp giúp họ duy trì được vị thế của mình và các mục tiêu ngoại thương năm 2021 khi họ gặp nhiều khó khăn về thị trường. Đó là việc EU đã ra lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc về lý do vệ sinh và dư lượng kháng sinh. Đảm bảo yếu tố bền vững trong nuôi trồng và khai thác. Hai thập kỷ 80 và 90 đã ghi nhận 2 thời kỳ phát triển quan trọng nhất sản lượng của ngành thuỷ sản Trung Quốc nhờ việc áp dụng những chính sách mở cửa ra thế giới của Chính Phủ và công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế và hệ thống tiếp thị trong ngành thuỷ sản.
1.2.5.2 Kinh nghiệm của Ân Độ trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản
sang thị trường EU
Ản Độ là một nước khai thác thủy sản lớn vào bậc nhất nhì trong các nước đang phát triển và đứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Ngành thủy sản hướng đến xuất khẩu của Ản Độ chủ yếu dựa vào sản phẩm tôm đông lạnh chiếm trên 30% khối lượng và 70% giá trị xuất khẩu của nước này. Ản Độ nằm trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn vào thị trường EU, giai đoạn 2015-2020 mức tăng trưởng bình quân 8,7%/năm. Năm 2015, khối lượng xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 179,4 nghìn tấn với kim ngạch 915,26 triệu Euro.
về phát triển bền vững thủy sản: Để bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, Chính phủ Ản Độ đã cấm tàu cá hoạt động tại một số khu vực trong vùng kinh tế độc quyền (EEZ- Exclusive Economic Zone). Bên cạnh đó, còn cấm sử dụng một hình thức khai thác như đánh cá ngừ bằng lưới vây, câu mực, đánh cá nổi bằng lưới giã và bẫy cá. Ản Độ ban hành một số văn bản pháp lý để đảm bảo quản lý chất lượng và đưa ra tiêu
chuẩn bắt buộc đối với một số loại thủy sản và sản phẩm thủy sản, quản lý kế hoạch kiểm tra trước khi giao hàng.
Thu hút đầu tư: Ản Độ luôn tiếp cận và chào đón nhà đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu thủy sản và luôn quan tâm đến xuất khẩu giúp hội nhập kinh tế quốc tế. Ản Độ đẩy mạnh cổ phần hóa, hứa hẹn mang lại những điểm mới. Ản Độ thúc đẩy ngành thủy sản phát triển thông qua các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực và tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng.
Bên cạnh những giải pháp trên có thể tham khảo các biện pháp trong phạm vi vấn đề này của Indonesia. Đó là tăng cường hợp tác với các nước khác để vượt qua những trở ngại thương mại như lệnh cấm vận, vi phạm xuất khẩu. Bên cạnh đó các hoạt động xúc tiến sản phẩm được tiến hành thông qua việc phân phát sách giới thiệu và tờ quảng cáo nhằm cung cấp thông tin của Indonesia liên quan “đánh cá có trách nhiệm” và “thương mại có trách nhiệm”, đồng thời tăng cường tổ chức các cuộc triển lãm tại các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông, Châu Âu.. .Chính sách phát triển nghề cá của Ản Độ cũng đã khẳng định lại vấn đề này. Trong hoạt động khai thác, mọi nỗ lực được lên kế hoạch thông qua việc giám sát và huấn luyện cách phân loại và trợ giá. Điều đó được sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng nghề cá ngày càng được hoàn thiện, cung cấp các phương tiện bốc dỡ và chợ bán đấu giá cung cấp nước sạch, nước đã cũng như xử lý chất thải. Đặc biệt đối với những nỗ lực đối với chế biến cá được đề ra thông qua chỉ dẫn và đào tạo các nhân viên làm công tác chế biến cá được đề ra thông qua chỉ dẫn và đào tạo các nhân viên làm công tác chế biến cá được đề ra thông qua chỉ dẫn và đào tạo các nhân viên làm công tác chế biến và kiểm tra chất lượng. Trong nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động nhằm nâng cao chất lượng được thực hiện bằng cách cung cấp các thiết bị xử lý tôm tại các khu vực ao nuôi được cung cấp nguồn nước ngọt, kho lạnh và các phương tiện xử lý khác. Việc phân phối thuỷ sản sẽ được cải tiến thông qua những phương tiện vận tải phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động của Trung tâm Quốc gia về kiểm tra chất lượng thuỷ sản và phát triển chế biến(NCQC), Phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng và thanh tra thuỷ sản (FIQC) đã được tiến hành thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc hỗ trợ kiểm tra chất lượng và phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo.
1.2.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thủy sản sang thị trường Việt Nam
Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, nhận thấy muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU cần có những giải pháp toàn diện và đồng bộ. Các giải pháp đặt ra phải chú trọng ngay từ các khâu đánh bắt, nuôi trồng chọn giống, kiểm soát an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất, dịch vụ hậu cần, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Các biện pháp đặt ra cũng phải thiết thực: Thích nghi điều kiện sản xuất với khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu biến động. Tăng cường chú ý vào lĩnh vực phân phối, tăng cường tính cạnh tranh của ngành trên thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh nhu cầu của người tiêu dùng với sự hợp tác thúc đẩy của công nghệ và sức hút thị trường, tập trung vào sản phẩm có công dụng đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng, chú trọng sản xuất chuyên ngành và tinh chế sản phẩm. Ngành thủy sản Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển chung để tạo ra sự phát triển bền vững ổn định, xây dựng một mảng có sản phẩm giá trị tăng cao, đủ điều kiện cạnh tranh với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác tương tự như nước ta.
Bài học kinh nghiệm mà thủy sản Việt Nam có thể tiếp thu và áp dụng từ các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới:
Bắt đầu từ những khâu nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản tập trung nâng cao năng lực sản xuất con giống chất lượng cao, đầu tư nâng cấp cơ sở của nghề cá, phát triển kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, hoàn thiện dữ liệu khoa học về thủy sản, hiện đại hóa và đầu tư nâng cấp khu vực đạt tiêu chuẩn chế biến. Hoạt động thương mại hóa thủy sản tại EU: Tăng cường nghiên cứu bám sát những biến động của thị trường châu Âu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU; Hiện nay, trong xu thế hội nhập đang phát triển, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện ở tầm vĩ mô và vi mô; Tăng cường hội nhập và hợp tác trong chuỗi giá trị: Phát triển các mối liên kết theo chiều dọc bằng chuỗi đầu tư tài chính và hợp đồng mua hàng, tăng cường hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị với các nhà hỗ trợ.
Sản lượng
6,6 6,9 7,3 7,8 8,2 8,4 8,5
Kim ngạch
6,6 7,1 8,3 8,8 8,6 8,6 8,7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2015 -
2020
2.1.1 Về sản lượng kim ngạch mặt hàng xuất khẩu
Trong hơn 20 năm qua, nuôi trồng đánh bắt thủy sản đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới. Ngành xuất khẩu thủy sản trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo nguồn số liệu từ ITC giai đoạn 2015-2020 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam không ngừng tăng. Đến năm 2020 Việt Nam vươn lên đạt vị trí top về xuất khẩu thủy sản.
Bảng 2.1: về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2015-2020 và mục tiêu năm 2021
Trong năm 2015, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu được 6,6 triệu tấn thủy sản các loại trong đó sản lượng khai thác đạt 3,03 triệu tấn sản lượng nuôi trồng đạt 3,53 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 6,6 tỷ USD giảm 14,3% so với năm 2014 và giảm 10,4% so với mục tiêu đề ra năm 2015. Nguyên nhân điển hình khiến giá trị thủy sản giảm do kinh tế thế giới mới chỉ tăng trưởng nhẹ, nhu cầu tiêu dùng chung đối với sản phẩm thủy sản nói riêng đã tăng trở lại nhưng còn ở mức thấp. Cho đến năm 2015, công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt
Nam đã ngang bằng với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới.
Trong năm 2016, ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức như rét đậm rét hại ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ những tháng đầu năm, tình hình hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm môi trường trên sông khiến thủy sản chết hàng loạt. Ngành thủy sản ảnh hưởng còn do các cơn bão áp thấp nhiệt đới trên vùng biển ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác của ngư dân. Theo báo cáo tại Hội nghị năm 2016, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt hơn 6,7 triệu tấn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, sản lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015), sản lượng nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn (tăng 3,3% so với cung kỳ năm 2015). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 7,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành thủy sản bước vào năm 2017, 1 năm dấu mốc quan trọng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay với kim ngạch xuất khẩu 8,3 tỷ USD, sản lượng đạt 7,3 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính riêng trong tháng 12/2017 giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12/2017 ước tính đạt 714 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cả năm ước tính đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016.
Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,757 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2017. Theo đó, giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản ước đạt khoảng 228,14
nghìn tỷ
đồng, tăng 7,7%. Xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục 2,26 tỷ USD. Tính chung cả năm
2018, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 7,757 nghìn tấn, tăng 6.1% so với năm
2017. Sản
lượng khai thác đạt 3,603 nghìn tấn (tăng 5.3%); trong đó, khai thác biển đạt 3,393
nghìn tấn (tăng 5.5%). Sản lượng nuôi trồng ước đạt 4,154 nghìn tấn (tăng 6.7%).
Sản xuất thủy sản năm 2019 tăng trưởng đạt mức khá, tính chung cả năm sản lượng xuất khẩu đạt 8,2 triệu tấn tăng 5,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 8,54 tỷ USD giảm 2,8% so với năm 2018. Ngành thủy sản năm 2020 cũng có nhiều biến động khi tình hình dịch bệnh Covid xảy đến, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn về nguồn nhân lực và chế biến nuôi trồng. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực không ngừng kết quả đem lại trong năm 2020 cũng vô cùng ấn tượng theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 11/2020 tăng trưởng ấn tượng ở mức 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Với việc nhu cầu tiêu dùng trong các dịp lễ cuối năm tăng cao, các doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tháng cuối năm sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tốt, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 8,6 tỷ USD. Đại diện VASEP cho biết, sau khi giảm liên tục trong nửa đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu hồi phục từ tháng 7, nhờ xuất khẩu tôm tăng ổn định và các sản phẩm hải sản cũng có tín hiệu khả quan, tháng 9 tăng trưởng xuất khẩu đạt 10%. Tháng 10 xuất khẩu thủy sản tăng trưởng 12% và tháng 11 tiếp tục tăng cao đạt 13% so với cùng kỳ năm 2019 với giá trị xuất khẩu đạt 868 triệu USD. Nhờ sự hồi phục trong 3 tháng gần đây, lũy kế đến cuối tháng 11 xuất khẩu thủy sản đã đạt trên 7,8 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 8,6 tỷ USD, (năm 2019 đạt 8,54 tỷ USD), đây là kết quả vượt
cận được nguồn vốn sản xuất, thiếu các kỹ thuật máy móc để phục vụ chế biến và sản xuất. Song song với đó ngành thủy sản Việt Nam cũng phải chịu áp lực từ các rào cản thương mại, các cuộc chiến tài chính, các cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ hay đỉnh điểm là dịch bệnh Covid19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ