Hạn chế còn tồn đọng

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 63 - 65)

7. Kết cấu đề tài

2.3.2 Hạn chế còn tồn đọng

Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn đọng không ít những hạn chế làm cản trở việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU:

Thứ nhất, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng ngày càng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản hàng năm của Việt Nam vẫn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường này. Không chỉ vậy EU là một thị trường vô cùng khó nhằn và rộng lớn với nhiều các đơn đặt hàng của nhiều doanh nghiệp khác, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé và hạn

chế về tài chính, vốn, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định, năng suất lao động thấp, máy móc kỹ thuật còn yếu,... Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.

Thứ hai, công nghệ chế biến thủy sản của chúng ta vẫn lạc hậu cho nên thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế đơn giản, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng còn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, mực, cá ngừ... chưa nuôi trồng và chế biến được những mặt hàng mang lại giá trị cao. Chất lượng của hàng thủy sản cũng là một vấn đề quan trọng bởi những quy định nghiêm ngặt của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm, các chất nồng độ trong sản phẩm. Các điều luật EU được đưa ra các doanh nghiệp xuất khẩu sang đều phải đáp ứng.

Thứ ba, vấn đề về sức cạnh tranh giữa các quốc gia là chưa đủ lớn. Sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU còn thấp so với các nước đối thủ: Hà Lan, Na Uy, Trung Quốc, Ản Độ...vv có thể nhận thấy rằng các doanh nghiệp Việt vẫn chưa đủ tiềm lực để có thể đối chọi lại, thị phần chưa lớn. Nhìn chung dựa vào phân tích kết quả có được thì sức cạnh tranh của Việt Nam có tăng nhưng không ổn định, tốc độ tăng trưởng còn chậm. Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm chưa cao.

Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chủ động trong việc thâm nhập vào thị trường, điều này bị phụ thuộc hoàn toàn vào phía đối tác EU, Công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam dù đã được nâng cấp, đầu tư song vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên sự biến động của thị trường EU liên tục khiến cho ngành thủy sản Việt Nam có sự điều chỉnh và thay đổi chiến lược, doanh nghiệp cần tìm ra những giải pháp ứng phó kịp thời chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w