Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EUgiai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu đề tài

2.2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EUgiai đoạn 2015-

2015-2020

2.2.3.1 về sản lượng-kim ngạch xuất khẩu

Thị trường EU không chỉ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới, mà còn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam. Kể từ khi hiệp định EVFTA được ký kết mối quan hệ Việt Nam và EU ngày càng có nhiều bước tiến mới cho ngành thủy sản. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thủy sản sang EU giai đoạn 2015-2020 vô cùng khả

2015 1,05 189,000 2016 1,16 200,520 2017 1,42 293,000 2018 1,35 278,230 2019 1,29 269,010 2020 1,37 305,500

thi. Trong những năm 2015-2020 thị trường EU cũng đặt ra nhiều khó khăn khi EU hạ ngưỡng phát hiện dư lượng các chất và tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, ban ngành các Hiệp hội Thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khiến cho tình hình thủy sản Việt Nam nhanh chóng có chiều hướng tích cực.

39,6% 243,5 triệu USD

Tôm 13,9% 524,3 triệu USD

(Nguồn: Theo VASEP; kim ngạch: tỷ USD, sản lượng: nghìn tấn)

Những chiều hướng tích cực của thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU được thể hiện cụ thể ở những con số. Năm 2015 kim ngạch đạt 1,05 tỷ USD, với sản lượng xuất khẩu 189 nghìn tấn. Năm 2016 kim ngạch với sản lượng 200,520 nghìn tấn tăng 3,6% đạt 1,16 tỷ USD. Năm 2017 là một năm đột biến phát triển bùng nổ của thủy sản Việt Nam với kim ngạch và sản lượng lần lượt là 1,42 tỷ USD và 293 nghìn tấn. Chiều hướng năm 2018 đến năm 2020 cũng có những biến động nhưng không mạnh. Năm 2018 kim ngạch từ 1,35 tỷ USD đến 1,37 tỷ USD, kim ngạch từ 278,23 nghìn tấn đến 305,500 nghìn tấn vào năm 2020. Nhìn chung sản lượng và kim ngạch Việt Nam tăng trưởng theo các năm từ 2015-2020.

2.2.3.2 về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Theo VASEP từ năm 2015 EU duy trì vị trí thứ hai trong các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam chiếm 18,4% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 18,6% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, 18,2% kim ngạch xuất khẩu cá tra, 21,4% kim ngạch xuất khẩu cá ngừ, 14,3% mực và bạch tuộc của Việt Nam. Đến năm 2020 cá đạt 39,6% về giá trị xuất khẩu, mặt hàng tôm đạt 13,9% giá trị xuất khẩu. Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu vào EU là khá đa dạng với vô vàn các chủng loại. Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU gồm các sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc... Với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU thì cá và tôm là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị Việt Nam xuất khẩu vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng phát triển cao nhất thị trường EU. Các ngừ tươi, cá tra, cá basa, tôm, cá đông lạnh các loại là là các mặt hàng chính. Trong số tất cả các sản phẩm từ cá, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc. Cá fillet là mặt hàng chủ lực xuất khẩu từ các nước chiếm 1 tỷ lệ khá cao khoảng 11,1% sản lượng nhập khẩu cá từ thị trường EU (nguồn VASEP).

Nhóm sản phẩm tôm: là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là tôm

Nước Giá trị

Hà Lan 117,143

Đức 109,200

Bỉ 87,720

đông lạnh và mới chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất khiêm tốn khoảng 4,31% trong thị trường này (trong khi Ecurado chiếm 12,39%, Ản Độ chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%). Sở dĩ là như vậy bởi vì năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam còn thấp và làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu cao hơn so với các nước khác. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn yếu, khó chiếm lĩnh thị trường EU. Hơn nữa trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường còn yếu kém, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế.

Việt Nam là 1 nước năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành tương đối thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh lớn so với nhiều nước và dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường.

Nhóm sản phẩm mực bạch tuộc: Nhu cầu chủ yếu của thị trường chủ yếu là mực ống. loại mực này được đánh giá cao và ưa chuộng trên thị trường EU nên lượng tiêu thụ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này mới chỉ chiếm khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ản Độ chiếm 10,3%.

2.2.3.3 về cơ cấu thị trường xuất khẩu

EU với 27 quốc gia thành viên với các thị trường tiêu thụ vô cùng đa dạng. Các nước trong khối EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam là: Italia, Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Trước năm 2015 có Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan là 4 quốc gia có lượng nhập khẩu và tiêu dùng lớn nhất. Tuy nhiên gần đây giai đoạn 2016-2020 có sự thay đổi về quốc gia đứng đầu nhập khẩu thủy sản thay vào đó có 4 quốc gia đó là: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ. Giá trị xuất khẩu sang Đức tăng 9,6%.

Bảng 2.5: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường quốc gia của EU năm 2020

Italia 59,973

Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu đã có sự thay đổi Hà Lan vươn lên vị trí dẫn đầu chiếm 117,143 nghìn USD. Tiếp đó là các quốc gia Đức, Bỉ, Pháp với các giá trị lần lượt 109,200 nghìn USD; 87,720 nghìn USD; 63,810 nghìn USD. Lúc đầu thủy sản Việt Nam chỉ có mặt ở 1 số quốc gia của EU. Từ khi Hiệp định EVFTA được thiết lập quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng có chiều hướng tích cực khiến cho thủy sản Việt Nam được toàn bộ thị trường khu vực EU ưa dùng.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w