Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 62 - 63)

7. Kết cấu đề tài

2.3.1 Kết quả đạt được

Mặc dù vướng phải nhiều rào cản của các cơ quan quản lý, yếu tố khách quan từ bên ngoài song nền xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Điều này được thể hiện cụ thể ở việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đứng top so với các đối thủ cạnh tranh và có thể nói là dẫn đầu về sản phẩm. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã góp thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước, một kết quả đáng được khích lệ. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm, máy móc trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đang ngày càng được nâng cao và đổi mới. Các doanh nghiệp đã ý thức hơn về việc đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và dần dần có được sự chấp thuận của EU. Những việc làm trên đang ngày càng tạo dựng được uy tín của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

- về mặt thuế quan:

Việt Nam hoàn toàn có lợi thế so với các đối thủ khác nhờ vào các chế độ thuế quan trong đó có GSP. Từ khi được hưởng chế độ này, Việt Nam luôn đáp ứng đủ

các yêu cầu cũng như các điều kiện mà EU đặt ra. Ngoài ra, hiệp định EVFTA còn cho phép mức thuế cắt giảm về 0-22% đối với nhiều mặt hàng trong đó có 220 loại thuế thủy hải sản. Trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm.

- Việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về tiêu chuẩn kĩ thuật:

Mặc dù vấp phải sự kiểm tra của các cơ quan quản lí thực phẩm EU thông qua luật IUU, ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vẫn có những thành quả đáng kinh ngạc. Các khoản thu về đã giúp chúng ta nâng cao được chất lượng sản phẩm cũng như cơ sở vật chất sản xuất, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP-là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU). Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật mà bên EU đề ra.

- Về vấn đề bán phá giá hàng thủy sản:

Khác so với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như không có vụ kiện bán phá giá nào. EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Mỹ vì nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn. Song các mặt hàng thủy sản của Việt Nam với đa số các chủng loại kèm theo mức giá hợp lý nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các mặt hàng trong nội địa nên không xảy ra nhiều xung đột. Các ưu thế cạnh tranh đặc biệt về cá và tôm giúp cho chúng ta có được chỗ đứng trên thị trường.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w