7. Kết cấu đề tài
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Song song với những kết quả đạt được cùng với những hạn chế còn tồn đọng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chỉ rõ các nguyên nhân từ đó có những định hướng và giải pháp để khắc phục.
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do các quốc gia có những nền văn hóa riêng mà EU lại áp dụng cùng một chính sách ngoại thương với các nước ngoại khối nên các giải quyết tình huống của họ cũng không giống nhau, Bởi vậy chúng ta đưa hàng hóa ra ngoài thị trường lớn thì cũng phải tính toán sao cho phù hợp với thị trường, và hiểu rõ được nền văn hóa và nhu cầu của họ để có được các phương thức bán hàng sao cho hợp lý.
Thứ hai, EU cũng là thành viên của WTO nên chế độ quản lý xuất nhập khẩu nên nguyên tắc của WTO đã phù hợp với khu vực này. Các mặt hàng được quản lý hạn ngạch thì lại đang có xu hướng giảm nhưng trong đó lại được thay thế ngay bằng các biện pháp phi thuế quan và đó chính là hàng rào kỹ thuật, mặt hàng thủy sản của Việt Nam muốn xâm nhập vào thị trường EU thì chắc chắn cũng phải vượt qua được hàng rào kỹ thuật. Vì trong thời buổi hiện nay hàng của chúng ta chưa thực sự đáp ứng được hết các tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe chính vì thế nên sản lượng thủy sản của Việt Nam đưa ra thị trường EU thực sự là chưa cảm nhận được rõ rệt tiềm lực thủy sản của Việt Nam
Thứ ba, EU đang bắt đầu nới lỏng cải cách về chính sách do đó cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, chính vì vậy mà trong những năm tới Việt Nam sẽ phải đối đầu cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm thủy sản khác trên thế giới, trong đó có thể kể tên điển hình đó là Trung Quốc. Vì vậy buộc các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam phải có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên một tầm cao mới để đạt được những điều tốt hơn.
Thứ tư, EU có một hệ thống kênh phân phối phức tạp. Do các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa hàng ở thị trường EU không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn của EU hay các
công ty xuyên quốc gia do đó các mặt hàng muốn vào thị trường EU phải thông qua các công ty này. Do đó đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, cũng như việc đa dạng hóa và nâng giá bán.
Thứ năm, tuy Việt Nam và Eu đã thỏa hiệp định EVFTA nhưng vẫn sự phân biệt so với các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu vì họ cũng là thị trường lớn còn Việt Nam đã nhận được sự ưu đãi từ hiệp ước nhưng vẫn bị so sánh.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, ngành thủy sản Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ chiếm lớn là theo hộ gia đình, do vậy nên quy mô sản xuất chưa lớn, phần lớn là do chúng ta chưa có sự kết hợp, làm việc độc lập, đơn độc đối đầu với các đối thủ lớn trên thế giới. Do đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, và thị yếu của người tiêu dùng về nhu cầu sản phẩm.
Thứ hai, giữa các doanh nghiệp đã không có tính cạnh tranh lành mạnh rồi, lạm dụng hóa chất để tăng trọng lượng sản phẩm, vi phạm về nhãn mác sản phẩm quyền sử dụng sản phẩm, cạnh tranh nhau mua nguyên liệu giảm giá bán, chính vì thế đã để đối thủ nước ngoài lợi dụng, gây ảnh hướng lớn đến uy tín và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp, điều này đã làm cho cung cầu bị ảo giá làm cho cuộc sống xáo trộn người tiêu dùng hoang mang.
Thứ ba, các nhà máy giờ mọc lên như nấm mà khi năng lực khai thác còn có hạn, bộ máy quản lý còn chưa thực sự đầy đủ năng lực làm cho trở thành cảnh tranh gay gắt làm giảm đi tỉ trọng mà còn giảm hiệu quả sản xuất.
Thứ tư, con giống để nuôi trồng thủy sản còn rất ít chưa đa dạng và không đảm bảo, chất lượng còn thấp.
Thứ năm, có thể thấy công tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động nên chúng ta cần thay đổi, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng còn chưa hiệu quả cần khai thác thêm thông tin khách hàng. Điều quan trọng là chưa thông báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI
ĐOẠN 2015-2020