Những nét chung về thị trường nhập khẩu thủy sản EU

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 45 - 51)

7. Kết cấu đề tài

2.2.1 Những nét chung về thị trường nhập khẩu thủy sản EU

2.2.1.1 Khái quát chung về thị trường nhập khẩu thủy sản EU

Thị trường Liên minh châu Âu - EU với tổng diện tích khoảng 4,4 triệu km2, dân số chiếm hơn 500 triệu người, bình quân thu nhập đầu người của các quốc gia trong EU khá cao so với thế giới với tổng 27 quốc gia nước thành viên. Liên minh châu Âu chủ yếu nằm ở phía Tây và Trung Âu. Cùng với đó EU nằm trong vùng vị trí có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nguồn tài nguyên thủy sản ngày một cạn kiệt vượt quá hạn mức cho phép cho nên dựa vào lượng tiêu thụ cực lớn nên EU thường xuyên phải nhập khẩu thủy sản từ các khác trên thế giới.

Hơn cả EU là một thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, một thị trường vô cùng tiềm năng. Với tổng giá trị EU nhập khẩu thủy sản hàng năm lên

đến hàng triệu tấn thủy sản. Có rất nhiều nguyên nhân mà EU phải nhập khẩu 1 lượng thủy sản lớn đến như vậy. Đa số các mặt hàng thủy sản của EU được nhập khẩu từ các nước trong cùng khối. Tuy đó là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và lượng tiêu thụ vì vậy ngoài các nước trong khối EU còn nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ hơn 190 quốc gia trên thị trường thế giới và các vùng lãnh thổ lân cận.

2.2.1.2 Xu hướng tiêu thụ và hệ thống tiêu thụ.

Đối với thị trường của EU vị trí địa lý đặc điểm của từng vùng cũng là yếu tố quyết định đến tình hình và xu hướng tiêu thụ. EU được chia ra làm 3 khu vực chính:

Đầu tiên phải kể đến là thị trường Bắc Âu (bao gồm các nước vùng Scandinavia và Hà Lan, Vương quốc Anh). Các sản phẩm tiêu thụ của thị trường Bắc Âu là các loại cá nước lạnh như cá tuyết, cá trích, cá minh thái, cá mình dẹt (cá thờn bơn...), cá hồi nước ngọt và cá thu. Các nước Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản vô cùng phong phú, cư dân có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên rất có thế mạnh về xuất khẩu hải sản trong đó có thị trường tôm đặc biệt là tôm nước lạnh. Tôm do khu vực này tạo ra hầu hết đều bổ sung bù trừ cho các nước ở trong khu vực. Tình hình nhập khẩu chung của thị trường Bắc Âu không lớn do người tiêu dùng và sản lượng tiêu thụ thấp lý do là vì người dân ở đây không có thói quen ăn nhiều hải sản cùng với đó là dân số vùng này khá ít).

Tiếp đến, thị trường Trung Âu là thị trường thứ hai của khu vực này (bao gồm Ba Lan, Áo, Cộng hòa Séc và Đức). Thị trường này có đường bờ biển ngắn nó ngắn hơn diện tích của đất liền, khu vực lại có đất liền bao quanh. Người dân khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá, nhu cầu tiêu dùng không cao.

Các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải là thị trường cuối cùng. Ở thị trường này tiêu thụ rất nhiều thủy sản bao gồm các loài động vật thân mềm như sò trai, các loại mực ống mực phủ, các loại cá cũng rất đa dạng. Người dân cũng tập trung khá đông đúc ở thị trường này và có xu hướng tiêu thụ thủy sản cao. Theo VASEP, thị trường Hà Lan là thị trường nhập khẩu với số lượng thủy sản lớn nhất trong tất cả các nước thành viên của thị trường EU, giá trị nhập khẩu đứng ở vị trí số 1 chiếm

14,78%. Ngoài ra các nước tiếp theo là Đan Mạch chiếm 13,53%, Đức và Tây Ban Nha lần lượt là 10,66% và 13,23%.

Với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của thị trường EU thì cá fillet chiếm một tỷ trọng cao, xét về giá trị cá phile là nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu lớn nhất. Cá phile chủ yếu là cá hồi và cá ngừ ngoài ra còn có thêm cá ướp lạnh, 2 mặt hàng này vẫn là 2 mặt hàng thủy sản được yêu thích tại thị trường EU với xu hướng tiêu dùng cao. Xét về khu vực thì Đức trong những năm gần đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá phile, thịt cá. Ngoài ra còn có các thị trường khác như Pháp, Tây Ban Nha, Ý là những nước nhập khẩu động vật thân mềm hàng đầu bao gồm các sản phẩm như sò, trai mực chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Các mặt hàng như cá tươi ướp lạnh, cá được chế biến, các loài giáp xác, cá bảo quản qua chế biến cũng tăng, trong khi đó thì nhập khẩu động vật thân mềm như sò trai có xu hướng giảm nhẹ.

Với năm 2019, tổng giá trị nhập khẩu của cá ướp lạnh và cá tươi tăng 7,55% đạt 3,512 triệu Euro. Các nước thành viên của EU nhập khẩu cá tươi và cá ướp lạnh tương đối lớn chiếm 12,9% về giá trị trên tổng giá trị thủy sản của EU. Ba thị trường Đan Mạch, Đức và Estonia là những nước ưa dùng cá hồi và nhập khẩu hầu hết là cá hồi. Cả ba nước này chiếm tới hơn 80% tổng thị trường nhập khẩu mặt hàng cá hồi của EU. Trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Tây Ban Nha, thị trường Pháp, thị trường thủy sản Anh, thị trường Italy và thị trường Đức.

Thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của EU là thị trường nhập khẩu thủy sản Tây Ban Nha, có mức tiêu thụ thủy sản 44kg/người/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chính của thị trường Tây Ban Nha chủ yếu là các sản phẩm đông lạnh bao gồm: cá tươi và đông lạnh, cá hun khói và đóng hộp, các sản phẩm tôm đông lạnh và nhuyễn thể... Mặt hàng chủ đạo được nhập khẩu nhiều nhất là tôm đông lạnh đạt hơn 31 nghìn tấn, có thể nói Tây Ban Nha là một trong số những quốc gia có truyền thống về nghề đánh bắt và chế biến, là quốc gia có số lượng tàu đánh cá lớn nhất thế giới. Các mặt hàng thủy sản của thị trường này chủ yếu là nhiễm thể, cá trích, cá ngừ và động vật thân mềm, các sản phẩm được xuất khẩu sang EU song song với cả tiêu dùng nội địa. Hàng năm, Tây Ban Nha đánh bắt và chế biến thủy sản đóng góp 50%

sản phẩm dành cho xuất khẩu, góp 250.000 tấn sản phẩm. Argentina, Ản Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Colombia... là các thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Tây Ban Nha. Bên cạnh đó Tây Ban Nha cũng đang đầu tư cho các dự án thủy sản lớn vào các thị trường khác nhau.

Tiếp đến là thị trường nhập khẩu thủy sản của Pháp là thị trường lớn thứ hai trong khối liên minh EU (chỉ sau Tây Ban Nha). Cá hồi, cá tuyết là các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của thị trường này. Cá ngừ và tôm cua là các sản phẩm mới cũng đang có xu hướng phát triển và tăng tại Pháp. Người dân Pháp trung bình tiêu thụ 24kg/năm/người nó chiếm 4% về sản lượng và 7% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản.

Thị trường nhập khẩu thủy sản Đức: Đức chiếm vị trí trung tâm của Tây Âu, với cơ sở hạ tầng được thiết lập nối với các quốc gia ở phía Đông, tiếp giáp với đường biên giới của 6 quốc gia thuộc EU và EFTA. Đức nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thủy sản, nên công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất của Đức.

Ở vị trí trung tâm của Tây Âu là thị trường nhập khẩu thủy sản Đức với một vị trí địa lý vô cùng thuận tiện. Với đường biên giới 6 quốc gia thuộc EU và EFTA, cơ sở hạ tầng nâng cao được thiết lập nối với các quốc gia phía Đông vô cùng thuận tiện. Thị trường Đức hàng năm nhập khẩu một khối lượng lớn các mặt hàng thủy sản nên công nghiệp chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất của thị trường Đức. Xu hướng nhập khẩu và tiêu dùng của thị trường Đức được đánh giá là một thị trường tiêu dùng lớn đứng vị trí thứ 3 ở EU (sau Tây Ban Nha và Pháp) với dân số trên 80 triệu người, mức tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tuy không cao nhưng không có nền sản xuất nội địa lớn. Tôm là mặt hàng được thị trường Đức nhập khẩu nhiều nhất, nó đáp ứng ⅔ nhu cầu thị trường Đức. Yêu cầu của mặt hàng tôm khi nhập khẩu vào Đức dạng đông lạnh được chế biến sơ qua không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ. Ngoài ra, các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng do ở Đức ngày càng có nhiều hộ gia đình ăn các sản phẩm thủy sản.

Đối với thị trường nhập khẩu thủy sản Anh: Mặc dù thị trường Anh có đủ điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm ½ sản lượng của EU), nhưng thị

trường này vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đặc điểm nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của thị trường Anh có phần khác biệt là các sản phẩm nhập vào đã qua chế biến do thói quen và xu hướng tiêu dùng của người dân Anh có thể thành thành phẩm như cá rán, cá viên.... các mặt hàng tôm nhập khẩu vào cũng phục vụ cộng đồng người châu Á đang làm việc và sinh sống ở Anh.

Đứng ở vị trí thứ 5 là thị trường nhập khẩu thủy sản Italia với tổng sản lượng nhập khẩu trung bình là 0.6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên thị trường này chiếm một số lượng người dân lớn 57 triệu dân cùng với hàng năm có hàng chục triệu khách du lịch đến thăm quan và nghỉ dưỡng khiến cho thị trường Italia phải tăng sản lượng nhập khẩu lên 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Cá ngừ đóng hộp. tôm. cá phile, mực đông lạnh là các mặt hàng chính mà thị trường Italia nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu Italia trong những năm qua rất ít các biến động.

Theo dự báo. tương lai thị trường nhập khẩu thủy sản EU sẽ tạo ra vô vàn các cơ hội trong thời gian tới. Giúp cho các doanh nghiệp thủy sản phát triển từng bước đưa sản phẩm của mình vào thị trường. Với các chính sách nhập khẩu của EU phải trú trọng đến cả người sản xuất và người tiêu dùng. giúp cho tính đảm bảo xã hội và liên kết ngày càng cao.

2.2.1.3 Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản

Đối với mỗi thị trường thì đều có những quy định riêng đối với các mặt hàng mà thị trường đó nhập khẩu. Hiện nay. EU được coi là thị trường vô cùng nghiêm ngặt có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm cực khắt khe và chặt chẽ. Mặt hàng thủy sản khi được EU nhập khẩu cũng phải tuân thủ một số quy định sau:

Thứ nhất. quy định vệ sinh: các nước muốn xuất khẩu thủy sản qua EU trước hết phải là các nước được phép xuất khẩu vào EU. Các lô hàng xuất khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm định vệ sinh hay các giấy tờ kèm theo do các tổ chức quốc gia có thẩm quyền quy định.

Thứ hai, quy định chất lượng an toàn thực phẩm: dựa theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC. những sản phẩm được nhập khẩu phải đảm bảo về chất lượng và mức độ an toàn thực phẩm cụ thể là độ dư lượng hóa chất. độ tươi. mức nhiễm vi sinh. độ sạch. độc tố và mức độ sinh học ký sinh trùng

Thứ ba, quy định giám sát: Với quyết định 94/356/EEC yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường EU thì phải quy định giám sát tổ chức và chế biến 1 cách nghiêm ngặt đáp ứng được tiêu chuẩn HACCP. Tiêu chuẩn này vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU

Ngoài ra còn về nguyên liệu, bao bì, chất lượng đóng gói và nhãn mác: Các yêu cầu này phải được quy định rõ ràng và chính xác. Hướng dẫn khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và hướng dẫn cụ thể nguyên vật liệu đóng bằng nhựa (hướng dẫn 2002/72/EEC)

RASFF hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm sẽ kiểm tra các sản phẩm và phát hiện sản phẩm của quốc gia xuất khẩu sang có vấn đề về chất lượng. Sản phẩm ngay lập tức bị đưa lên hệ thống cảnh báo. Từ đó, EU sẽ có những biện pháp cụ thể cấm hoặc hạn chế nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp nhập khẩu cụ thể.

Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giúp thúc đẩy tăng trưởng một số nhóm ngành nghề của Việt Nam

2.2.1.4 Các rào cản của việc xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

Có ba rào cản chính khi thủy sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường EU đó là các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và thuế nhập khẩu. Các mức độ rào cản được đặt ra khiến sự cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam phụ thuộc rất lớn. Chúng tạo thành một “nút cổ chai” cho việc tiếp cận xâm nhập thị trường EU của thị trường Việt Nam.

Tiêu chuẩn đối với tính bền vững và an toàn thực phẩm: EU có mức tiêu chuẩn về tính bền vững và an toàn thực phẩm cao hơn mức tiêu chuẩn tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các chi phí tuân thủ quá cao điều đó đã tạo thành một rào cản không nhỏ với các nhà sản xuất. Ví dụ, đối với tôm nuôi, EU đòi hỏi xét nghiệm nước và sản phẩm từ tất cả các trang trại nuôi tôm để đảm bảo đầy đủ nguồn gốc và không có loại thuốc cấm được sử dụng trong sản xuất. Nếu vì bất cứ do gì, các chuỗi cung ứng tôm hay các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam không thể đáp ứng các yêu cầu này hoặc không thể vượt qua cá bài kiểm tra, EU sẽ từ chối nhập khẩu.

Nguồn gốc xuất xứ: Truy xuất nguồn gốc là một vấn đề trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản, vì nó được sử dụng như một phương tiện để có thể truy xuất nguồn gốc của thủy sản không an toàn. EU đã yêu cầu chứng nhận khai thác cho từng lô cá được nhập khẩu vào EU. Các chứng chỉ này là một phần khác của quy định EU liên quan đến bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Ở Việt Nam các tàu đánh cá thường nhỏ và không được đăng ký, phạm vị hoạt động hẹp và chủ phương tiện thường là trình độ thấp. Sự ra đời của chứng nhận khai thác là một rào cản đối với thủy sản xuất sang EU.

Ngoài ra không thể không nhắc đến rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế song đó là những quy định về thuế quan rào cản về thuế quan và phi thuế quan cũng được áp dụng. (Bảng thuế mà EU áp dụng cho thủy sản Việt Nam-đính kèm phụ lục). Theo cam kết EVFTA đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020, mặt hàng thủy sản có mức thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó mức thuế cao từ 6-22% về 0%. Các mặt hàng được ưu đãi về mức 0% bao gồm: mực, bạch tuộc, ngao, so... và hàng loạt các quy định về thuế quan khác.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w