Quy trình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 51 - 53)

7. Kết cấu đề tài

2.2.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU

2.2.2.1 Quy trình xuất khẩu

Để xuất khẩu được 1 lô hàng thủy sản sang EU đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ những điều kiện và quy định cần phải đạt nhiều tiêu chuẩn. Cơ sở xuất khẩu thủy sản là vấn đề được quan tâm đầu tiên nơi đây được cấp mã số xuất khẩu, cũng như chiếc vé được cấp từ Cục quản lý chất lượng đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu để có thể xuất khẩu một cách chính thống vào EU. Từ đó sẽ được cung cấp một mã Code, có mã Code thì xuất khẩu lô hàng cần làm Health Certificate là được.

Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.

Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kỹ mã hiệu hàng hoá.

Kiểm tra chất lượng hàng hoá. Mua bảo hiểm hàng hoá.

+ Ký hợp đồng bảo hiểm bao. + Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến:

Thuê phương tiện vận tải. Làm thủ tục hải quan.

Đây là qui bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này được tiến hành qua 3 bước

-Thực hiện các quyết định của hải quan

Giao hàng lên tàu.

+ Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển +Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt

Làm thủ tục thanh toán.

+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) +Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).

2.2.2.2 Thực trạng thúc đẩy thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Việt Nam hiện có khoảng 300 doanh nghiệp chế biến thủy sản, chủ yếu là tôm và cá tra. Trong đó, có 26 doanh nghiệp đã lên sàn, niêm yết, quản trị hiện đại. Mỗi phân đoạn sản xuất thủy sản xuất khẩu đều tạo ra một thị trường cạnh tranh cao để đa dạng hóa chủng loại, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, không độc quyền.

Cũng tại Việt Nam hiện đã hình thành các cụm nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu thủy sản - phụ trợ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tính chuyên nghiệp và năng động của doanh nghiệp trong mỗi phân đoạn cũng đang được nâng lên.

Nhiều doanh nghiệp làm ăn bài bản, sử dụng quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, quy mô lớn, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, nhiều kênh tiếp nhận tài chính - tín dụng, chủ động dịch chuyển trong chuỗi giá trị để tối đa hóa lợi nhuận...

Đối với các chính sách thuế, thủ tục hải quan, theo các doanh nghiệp cũng đã được cải thiện khá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là việc kê khai hải quan, kiểm tra hàng hóa, hoàn thuế đầu vào, hải quan điện tử.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít thách thức ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Đó là các hiệp định thương mại. 100% doanh nghiệp có biết về các hiệp định này, tuy nhiên mức độ tuân thủ còn khá thấp. Kiểm dịch động thực vật được tuân thủ cao nhất (60%); tiếp đến là quy tắc xuất xứ (50%) và thuế quan (42,9%). Mức độ tuân thủ các hiệp định liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và hàng rào kỹ thuật là thấp nhất, trong khi đó, chính sách, quy định rào cản của nước nhập khẩu có xu hướng ngày càng khó khăn. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đa phần các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn, trong

đó chủ yếu là hỗ trợ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giảm bớt các yêu cầu về thế chấp và định giá tài sản thế chấp cần phù hợp hơn với giá thị trường.

Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục thuế và hải quan, cụ thể, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế đầu vào, tinh giản các thủ tục và quy trình hải quan, triển khai thuế và hải quan điện tử.

Hơn nữa, các hiệp hội ngành nghề cần tăng cường vai trò của mình trong hỗ trợ doanh nghiệp như: Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật, về thị trường giá cả, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, đặc biệt của các nước đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp...

Với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc tổ chức hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động xuất khẩu là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc kịp thời thông tin cho doanh nghiệp khi có những biến động trên thị trường, tìm thị trường, tìm đối tác. Theo nhiều doanh nghiệp, cần thay đổi hình thức xúc tiến thương mại hiện nay nhằm tránh cạnh tranh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh của ngành hàng. Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thủy sản, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cần trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổng cục thủy sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.

Theo kinh nghiệm xây dựng thành công thương hiệu cá hồi của Na-uy, Chi-lê và rượu Cognac của Pháp, cần có một thương hiệu chung theo luật định, nếu không sẽ bị phụ thuộc nước ngoài. Mong rằng với phương hướng phát triển bền vững ngành thủy sản bằng cách cải thiện chất lượng, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến. ngành thủy sản sẽ tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w