Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu đề tài

2.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một cái nhìn tổng quát được nhìn thông suốt qua các năm cho thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: tôm, cá tra, các ngừ, mực và bạch tuộc... Việt Nam xuất khẩu thủy sản chủ yếu là 3 nhóm mặt hàng cá phile và thịt cá (mã HS 0304), loài giáp xác (mã HS 0306), loài giáp xác động vật thân mềm đã qua chế biến (mã HS 1605). Ba nhóm trên luôn chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tôm 3,14 3,15 3,85 3,55 3,36 3,31

Cá tra 1,65 1,66 1,79 2,26 2 1,96

Cá ngừ 0,48 0,485 0,593 0,652 0,719 0,715

Mực và bạch tuộc 0,605 0,61 0,621 0,672 0,577 0,571

Hình 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2020

(Nguồn: Theo VASEP)

Theo nguồn gốc sản phẩm, Việt Nam xuất khẩu tập trung ở ba sản phẩm: từ tôm, cá tra, cá ngừ. Nhìn vào bảng số liệu năm 2015 cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cụ thể tôm đạt 3,14 tỷ USD, cá tra 1,65 tỷ USD, cá ngừ và mực bạch tuộc lần lượt đạt 480 và 605 triệu. Với năm 2016 tỷ trọng tôm chiếm 44%, cá tra 24% cá ngừ được phục hồi sau 3 năm chiếm 7% cơ cấu sản phẩm xuất khẩu không thay đổi nhiều tôm đạt 3,15 tỷ USD, cá tra đạt 1,66 tỷ USD, cá ngừ đạt 485 triệu USD, mực và bạch tuộc đạt 610 triệu USD. Năm 2017 về cơ cấu mặt hàng, tất cả các sản phẩm chủ lực đều tăng trưởng xuất khẩu khả quan, có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu so với năm 2016, theo đó tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc tăng trưởng mạnh, cá tra tăng nhẹ (tôm tăng 22,3%; cá tra tăng 4,3%; cá ngừ tăng 16,3%; mực và bạch tuộc tăng 41,4%. Tôm đạt 3,85 tỷ USD, cá tra 1,79 tỷ USD, các ngừ chiếm 593 triệu USD, mực và bạch tuộc chiếm 672,3 triệu USD. Về chủng loại mặt hàng, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác tăng trưởng, trong khi tôm có xu hướng sụt giảm.

Năm 2018 xuất khẩu tôm đạt trên 3,55 tỷ USD, chiếm 41,1%, giảm 6,6% so với năm 2017 (tỷ trọng trong tổng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng đều sụt giảm, cá tra xuất khẩu đạt 2,26 tỷ USD, chiếm 25,2%, tăng 25,6% so với năm 2017, cá ngừ xuất khẩu đạt 652,9 triệu USD, tăng 12,2% so với năm 2017. Mực và bạch tuộc xuất khẩu đạt 672,3 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ, trong đó mực chiếm 52,7%, đạt 285,9 triệu USD, tăng nhẹ 2,1% và bạch tuộc chiếm 47,3%, đạt 256,2 triệu USD, tăng 15,8%.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,54 tỷ USD, giảm nhẹ 2,8% so với năm 2018. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi trái chiều so với các năm trước, theo đó tôm, cá tra và nhuyễn thể sụt giảm, trong khi cá ngừ, cá biển có mức tăng trưởng tốt. Trừ cá ngừ, cá biển khác, cua ghẹ vẫn tăng 2 con số (lần lượt là 10,2%, 16,2% và 11%) và đang góp phần hạn chế sự sụt giảm của toàn ngành thủy sản, xuất khẩu các mặt hàng khác đều sụt giảm (chủ yếu từ tôm giảm 5,4%, cá tra giảm 11,4%, nhuyễn thể giảm 11,6%).

Do tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm, nên lượng xuất khẩu thủy sản trong năm 2020 cũng có sự giảm nhẹ so với năm 2019. Cụ thể tôm đạt 3,31 tỷ USD, cá tra đạt 1,96 tỷ USD, cá ngừ đạt 715,1 triệu USD, mực và bạch tuộc xuất khẩu 571,2 triệu USD.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w