Mục tiêu và định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu đề tài

3.2 Mục tiêu và định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang

Nam

sang EU

Căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sản lượng kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu, tình hình xuất khẩu thị trường thủy sản Việt Nam sang EU. Việt Nam phần nào đánh giá được những ưu nhược điểm của thị trường này. Song song với những thành tựu đạt được thì đây cũng là một thị trường khó nhằn đặt ra đầy thách thức và khó khăn mà Việt Nam cần đề ra những mục tiêu rõ ràng để đạt được góp phần thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU.

3.2.1 Mục tiêu ngắn hạn

Đầu tiên, thủy sản là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ, có số lượng lớn, có năng suất chất lượng cao, có cơ hội cạnh tranh cao, có cơ cấu chất lượng sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại, đáp ứng nhu cầu riêng lượng tiêu thụ lớn hàng ngày, có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỉ trọng GDP lớn hàng đầu.

Thứ hai, ngành thủy sản phát triển nhanh thì càng có cơ hội cơ sở khai thác, chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề nuôi trồng sản xuất kinh doanh có những ưu đãi cơ cấu hợp lý nhất để khai thác thị trường, đẩy mạnh thị trường công nghiệp hóa hiện đại hóa- thương mại hóa để nhằm đảm bảo tiêu thụ chế biến sản phẩm và bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Tại hội nghị thảo luận, Giám Đốc Trung tâm tư vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản và Tổng cục đã tiến hành sản xuất công nghệ tiên tiến, mục tiêu lớn là nhằm phát triển ngành chế biến thủy sản đến năm 2021, hiện đại, sáng tạo, hiệu quả, ngày càng phát triển các nhóm sản phẩm chủ đạo có tiềm năng kinh tế lớn như thủy sản, thực hiện các công việc quản lý hệ thống chuỗi, tập chung xuất nguồn gốc tại các khâu cho sản phẩm chủ lực....

Năm 2020 còn tồn đọng khá nhiều vấn đề bất lợi đến ngành thủy sản khiến con số chỉ đạt được 8,4 tỷ USD. Hệ thống chế biến có đủ năng lực chế biến nên

phấn đấu xuất khẩu thủy sản vượt năm 2020 đạt 9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng 60- 70% là sản phẩm đạt giá trị gia tăng tổng sản lượng chế biến

Hai năm gần đây Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại do chịu ảnh hưởng Covid kéo dài làm cho việc xuất khẩu không còn dễ dàng như trước làm cho các nhà hàng khách sạn đóng cửa, đường biên giới thắt chặt giao thông, vận tải bị ngưng trệ, các đơn hàng không đi được do đó làm cho doanh nghiệp có những biện pháp rõ ràng và cụ thể để khắc phục những tình trạng trên và đưa ra được những chiến lược kịp thời.

Năm 2021 đã được đưa ra mục tiêu, đạt chỉ tiêu tăng trưởng, bình ổn diện tích nuôi trồng thủy khoảng 1,3 triệu ha, trong đó điều chỉnh duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, làm giảm thiểu tối đa sản lượng khai thác tự nhiên và phát triển các giải pháp triển khai mạnh tăng giá trị đối với cả sản lượng. Năm 2021 tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,5 triệu tấn so với năm 2020 bằng 101,1% trong đó sản lượng nuôi trồng 4,9 triệu tấn, bằng 107.,4% sản lượng khai thác khoáng sản khoảng 3,61 triệu tấn.

Sản lượng cá tra 1,5 triệu tấn, bằng 96,2% năm 2020; sản lượng tôm nước nuôi 980 nghìn tấn, bằng 103,2%; trong đó, tôm sú 280 nghìn tấn, bằng 104,6%; tôm thẻ chân trắng 650 nghìn tấn, bằng 102,8%, tôm khác 50 ngàn tấn. Ngành xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,6 tỷ USD.

3.2.2 Mục tiêu dài hạn

3.2.2.1 Mục tiêu chung đến năm 2030

Phát triển sản xuất hàng hóa với đa ngành khác nhau công nghiệp hóa- hiện đại hóa, bền bỉ chủ động thích ứng với mọi biến đổi khí hậu, đưa ngành kinh tế thủy sản vươn tầm thế giới và đạt được cơ cấu, tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, và chất lượng hiệu quả có thương hiệu uy tín.

3.2.2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030

a) Tốc độ tăng trưởng của giá trị phát triển sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm.

b) Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt mức sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn;

trong đó bao gồm sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt được 7,0 triệu tấn, sản lượng

khai thác thủy sản là 2,8 triệu tấn.

c) Giá trị ngành xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.

d) Giải quyết được nhiều vấn đề việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, tăng thu nhập

bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao

động cả nước. Xây dựng bảo tồn các làng cá ven biển, đảo tạo thành các cộng đồng

dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

3.2.2.3 Tầm nhìn đến năm 2045

Ngành thủy sản là ngành kinh tế thương mại nắm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành đứng đầu kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, có trình độ quản lý cao khoa học công nghệ tiên tiến, thuộc trong nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thịtrường EU giai đoạn 2015-20201

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w