Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 67 - 72)

7. Kết cấu đề tài

3.1 Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU

3.1.1 Cơ hội

EU hiện tại là một thị trường lớn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ được các nước Châu Á nhắm tới, Trong đó không thể không nhắc đến đó là Việt Nam. Đây cũng là thị trường mà hàng chục năm qua Việt Nam đã và đang nhắm tới và có nhiều cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này đã được kiểm chứng qua các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam bắt tay hiệp ước với cộng đồng Châu Âu và bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ những năm 1990. Hiệp định hợp tác với EU ngày 17-7- 1995, Từ đó tạo ra những cơ hội có triển vọng, phát triển các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia và cộng đồng thành viên trong mọi lĩnh vực, cùng nhau hỗ trợ phát triển khoa học - kỹ thuật tân tiến hướng tới tương lai, đào tạo ra những nguồn nhân lực trẻ, đầu tư thương mại hóa thị trường kinh tế, văn hóa xã hội được bảo tồn và duy trì giữ được nét riêng của quốc gia, Việt Nam cũng đã trở thành, thành viên chính thức của WTO (tổ chức Thương mại thế giới).

Thứ hai, Việt Nam đã thay mình đổi mới đưa ngành thủy sản lên tầm cao mới đáp ứng được yêu cầu cao từ phía EU về vệ sinh an toàn thực phẩm nên làm cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không những càng ngàng càng phát triển mà còn có vị thế vững chắc trong các thị trường lớn mà còn khắt khe nghiêm ngặt về các khâu nuôi trồng vệ sinh an toàn như Mỹ, Nhật Bản, Canada.

Thứ ba, do lượng thủy sản tự nhiên ngày càng bị khai thác quá mức làm cho thủy sản tự nhiên giảm mạnh, vì còn liên quan đến những quy định bảo vệ nguồn lợi, cuộc sống và môi trường, Nên thị trường EU ngày càng phụ thuộc lớn vào thủy sản nhập khẩu. Chính vì như thế mà thương mại sẽ được ưu tiên lớn trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp cộng đồng thành viên và các nước hiểu rõ thêm về WTO,

và vượt qua được hàng rào kỹ thuật thương mại hóa hoặc kiểm dịch động thực vật của các thị trường lớn. Việt Nam, ngành thủy sản có lợi rất lớn, thuận tiện do EU đã rất ưu ái Việt Nam, hỗ trợ lớn trong lĩnh vực kiểm dịch động vật, Ngoài ra đặc biệt là EU đã dành một quỹ hỗ trợ thông qua Châu Á. Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên hưởng những chế độ ưu đãi thuế với mức thuế cực kỳ ưu đãi so với mức thuế thông thường là 3,5%, không những thuế xuất khẩu thủy sản EU sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế cũng sẽ được thực hiện 3-5 năm chứ không phải hàng năm như cũ với số lượng đa mặt hàng và số lượng lớn nhiều hơn. Hiện nay, người tiêu dùng EU ngày càng sử dụng thủy sản với số lượng tiêu thụ cực lớn, vì họ biết thủy sản là thực phẩm mang lại cho họ đầy đủ chất dinh dưỡng cao và là thực phẩm sạch đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, Chính vì vậy, đây chính là tín hiệu tốt cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường lớn như EU.

Thứ tư, EU là thị trường rất khắt khe và cũng như khó khăn, thực thi các quy định về các quy định về an toàn thực phẩm, thì giờ đây EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là ATTAPEU, một cơ chế và khuôn khổ pháp luật duy nhất chung về thực phẩm để đảm bảo an toàn nếu thực sự có rủi ro xảy ra liên quan đến an toàn thực phẩm thì trong thời gian ngắn nhất thì đã trình lên cho cục quản lý an toàn thực phẩm của EU, trong trường hợp biện pháp đề xuất ra được các thành viên trong cục quản lý an toàn ủng hộ thì nguy cơ sản phẩm sẽ có nguy cơ sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường. Các quy định mới này rất có lợi, thứ nhất dễ áp dụng, không cần nghiên cứu quá nhiều, thứ 2 là mọi vấn đề được rõ ràng, các vấn đề an toàn thực phẩm được hệ thống hóa, thứ 3 là không được đặt thêm ra các quy định riêng với hàng nhập khẩu đối với các thành viên.

Vì vậy với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh mẽ ở Châu Âu, hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam đã cung ứng được yêu cầu cao của EU và đưa sản phẩm vào thị trường EU và tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng phát triển xuất khẩu ra khối thị trường này. Hiện nay EU có mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản cực mạnh, tương lai còn tăng rất cao lên sự cạnh tranh cực kì khốc liệt do vậy việc giá rẻ mà đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng sống còn để quyết định giữ vững vị thế xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường lớn EU này. Có thể nói triển vọng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị

trường này là rất tốt, còn có chiều hướng đi lên phát mạnh mẽ trong nhiều năm tới và không thua kém các nước trên thế giới.

Thứ năm, trong bối Việt Nam ký kết hiệp định EVFTA, Việt Nam tiếp cận được một thị trường khổng lồ với lượng tiêu thụ thủy sản lớn với các nước thành viên. EU là nước có dân số lên tới 500 triệu người lượng tiêu thụ rất lớn, có thể nói đó là thị trường lớn, tiềm năng tiêu thụ lớn, tổng GDP chiếm 22% của toàn thế giới, tổng GDP trên mức 15,000 tỷ USD, bình quân thu nhập của dân số quốc giá EU cao so với thế giới, do đó nhu cầu họ rất cao về thủy sản vì mang lại cho họ chất lượng cuộc sống và chất dinh dưỡng cao đảm bảo cho sức khỏe.

Những năm gần đây, do nguồn lợi thủy sản tự nhiên của EU giảm mạnh đã nằm dưới mức giới hạn của sinh học, buộc EU phải thúc đẩy nhanh việc nhập khẩu thủy sản và sử dụng các biện pháp để giảm thiểu khai thác và đánh bắt thủy sản trong thời buổi nhu cầu tiêu dùng tăng cao và vẫn đang trong quá trình tăng như vậy, EU lúc nào cũng là thị trường tiềm ẩn nhưng cơ hội lớn về thủy sản lên Việt Nam ngày càng thích nghi đáp ứng được các yêu cầu cao từ phía thị trường EU từ số lượng cho đến chất lượng hàng đầu.

Thứ sáu, nếu trong trường hợp FTA, EU và Việt Nam bắt tay vào với nhau ký kết thì mức cắt giảm thuế về 0% do đó tương ứng với 90% mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này, Hiện EU là thị trường tương đối là mở với các mức thuế hấp dẫn được đưa ra để đưa sản phẩm của nước ngoài vào thị trường, Nhưng thực tế là Việt Nam phải chịu đến 7% theo tỉ trong thương mại giữa các sản phẩm nhưng riêng với thủy sản là phải chịu mức thuế là 10.8% so với mức thuế trung bình có 4.1% nên việc xóa bỏ thuế quan đối với các mặt hàng của Việt Nam sang EU trong đó không thể thiếu đó là ngành thủy sản thì tạo ra lợi thế rất lớn và quan trọng cho Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thế giới với thị trường EU.

Thứ bảy, chính Việt Nam cũng được hưởng lợi trực tiếp xét từ góc độ nhập khẩu, việc giảm thuế rất quan trọng đối với các mặt hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam nhằm mục đích giúp nâng cao kỹ thuật các ngành công nghiệp từ đó đẩy mạnh sản xuất nâng cao hiệu quả, xuất khẩu. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ

đến Việt Nam vì giúp cho Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao và có chi phí thấp, có nhiều sự lựa chọn hơn với đối với các nhà cung cấp.

Thứ tám, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, cũng như doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp EU, trong đó mối quan hệ xuất khẩu thủy sản, ngàng càng tốt đẹp phát triển đi lên tình anh em hữu nghị giữa hai nước. FTA, Việt Nam- EU được ký kết nhằm tạo ra các điều kiện, các ưu đãi thông thoáng cho sự trao đổi hàng hóa giữa 2 bên. Trong đó, ngành thủy sản Việt Nam được ưu đãi tạo điều kiện tốt nhất để có môi trường kết nối hàng hóa giao thương.

Thứ chín, trong đó Việt Nam đã đang và sẽ có nhiều chính sách chủ trương, có những biện pháp tối ưu hỗ trợ cho các mặt hàng thương mại hóa xuất khẩu, nhất là nông- lâm- thủy sản, nhằm thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh giữa các mặt hàng này, trong đó mặt hàng thủy sản luôn luôn được ưu tiên và ưu đãi tại thị trường EU.

Từ những vấn đề ở trên ta có thể nói khẳng định rằng, Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên Việt Nam cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng thách thức cam go khi thâm nhập thị trường, trong đó đặc biệt không thể nhắc đến đó là rào cản thương mại hóa hội nhập kinh tế toàn cầu quốc tế.

3.1.2 Thách thức

Một là, EU là một khu vực có nền kinh tế rất phát triển, nó gồm nhiều các quốc gia có mức sống cao. Vì có thu nhập cao nên nhu cầu của người dân ngày càng thay đổi, họ muốn được thỏa mãn nhu cầu bằng những thứ đắt tiền hơn đặc biệt là trong ăn uống, thực phẩm. Nhưng để có thể chạm tới nhu cầu của khách hàng ngoài nước thì ngành thủy sản Việt Nam cần đáp ứng tốt về yêu cầu kĩ thuật, vượt qua được các rào cản trong thương mại, đáp ứng tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn và kiểm định vệ sinh thực phẩm trong những năm qua. Việc này được thể hiện qua hai quy định rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và vệ sinh dịch tễ và kiểm định vệ sinh động thực vật (SPS) chúng ta đều thực hiện rất tốt. Tuy nhiên trong tương lai đối với các mặt hàng nguyên liệu thô, sẽ có khả năng EU sử dụng 2 quy định này cộng thêm một số biện pháp khác để hạn chế xuất khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nắm vững và hiểu rõ về các quy định này nếu muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Hai là, trong một thị trường luôn có nhiều đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Ngoài các đối thủ hiện tại thì còn có cả các đối thủ tiềm ẩn đang dần bước chân vào thị trường EU. Chưa kể đến việc các doanh nghiệp khác bên trong khu vực đang ngày càng cải thiện và có nhiều kinh nghiệm trong chế biến và sản xuất các sản phẩm thủy sản. Việc duy trì thị phần và tìm chỗ đứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là vô cùng khó.

Ba là, những yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ, các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, đăng tin thất thiệt,... cũng là các trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Việc tiếp cận thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng sao cho phù hợp với yêu cầu thị trường. Với hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam như có thêm một làn gió mạnh để đẩy con thuyền xuất khẩu tiến vào EU dễ dàng hơn. Nhưng trong sự ưu tiên của hiệp định vẫn luôn có các điều kiện tiên quyết để đảm bảo. Các điều kiện này dựa trên về mặt lợi ích của các bên và yêu cầu phải có sự trung thực đến từ nguồn cung cấp. Vì vậy để chứng minh được nguồn gốc cũng như kiểm định được nó cũng là một vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải.

Bốn là, dù là có nhiều nước có nền kinh tế vô cùng phát triển, song còn có một số quốc gia khác đang rơi vào tình trạng khó khăn như Hy Lạp. Khủng hoảng nợ của một nước trong khối liên minh sẽ dẫn đến hệ lụy cho cả hệ thống liên minh đó. Chưa kể đến việc mất đi thị trường do nhu cầu giảm sút mà còn tác động không nhỏ đến các quy định đã nói ở trên. Nó hoàn toàn có thể gây khó dễ cho việc xuất khẩu và làm chậm tiến độ giao hàng.

Năm là, EU đưa ra phán quyết ban hành “thẻ vàng” đối với xuất khẩu thủy sản đánh bắt trái phép của một số các tàu cá ở Việt Nam. Việc chưa sát sao của bộ phận quản lý đã khiến cho nạn đánh bắt bất hợp pháp, không có khai báo đối với thủy hải sản xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Điều này khiến cho việc đẩy mạnh hợp tác thương mại đầu tư trở nên khó khăn. EU đang dần siết chặt đối với các mặt hàng xuất khẩu, không chỉ có các sản phẩm thủy sản mà còn các mặt hàng khác. Mặc dù

có được sự trợ giúp từ hiệp định EVFTA nhưng các doanh nghiệp vẫn vấp phải sự kiểm soát của các bộ phận quản lý từ EU.

Một phần của tài liệu 874 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu (EU) (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w