TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 27)

1.2.1.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Rủi ro là khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn là: Trường phái truyền thống và Trường phái hiện đại.

Theo trường phái truyền phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt

17

hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người (bao gồm cả cá nhân và tổ chức).

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Theo trường phái này thì rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng đồng thời cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Từ những khái niệm của các trường phái trên, ta có thể đưa ra khái niệm đơn giản về rủi ro như sau: “Rủi ro là một tình huống khách quan mà khi nó xảy ra sẽ dẫn đến những kết quả sai lệch bất lợi so với kỳ vọng ban đầu.”

1.2.1.2 Các nhân tố đo lường rủi ro

Bởi vì bản chất của rủi ro là sự không chắc chắn, nên các yếu tố có thể tác động đến rủi ro như sau:

- Xác suất xảy ra (Probability): xác suất xảy ra càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro càng lớn.

- Khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impact on objectives): Không phải rủi ro nào cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp. Theo trường phái hiện đại, rủi ro vừa có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực. Và mức độ tác động của rủi ro đến doanh nghiệp cũng dao động từ ít tới nhiều. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro mà các doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

- Thời lượng ảnh hưởng (Duration): Rủi ro có thể gây ra các tác động ảnh hưởng tới đối tượng trong một khoảng thời gian dài hoặc ngắn, tùy vào chiều hướng ảnh hưởng là tích cực hay tiêu cực mà đánh giá. Nếu như rủi ro có tác động tích cực trong một khoảng thời gian dài thì có thể đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, tuy nhiên nếu rủi ro tác động tiêu cực trong khoảng thời gian dài thì lại đem lại hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp.

1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Có rất nhiều các để phân loại rủi ro tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Rủi ro có thể được phân loại dựa theo thuộc tính của rủi ro, ví dụ thời gian đo lường tác động, và theo thuộc tính về tác động hoặc nguy cơ của rủi ro. Chúng cũng có thể được

18

phân loại dựa vào thang đo thời gian ảnh hưởng sau khi xảy ra sự kiện. Hay nguyên nhân của rủi ro cũng có thể được sử dụng làm căn cứ cho việc phân loại. Trong trường hợp này, một rủi ro có thể được phân loại dựa theo nguồn gốc gây ra rủi ro, ví dụ như rủi ro về đối tác hay rủi ro tín dụng,...

Tuy nhiên dựa trên những phân tích về những đặc trưng của hoạt động kinh doanh quốc tế so với hoạt động kinh doanh nội địa, chúng ta có thể nhóm lại thành những nhóm rủi ro chủ yếu trong kinh doanh quốc tế như sau:

1.2.2.1 Nhóm rủi ro từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm năm yếu tố chính là: môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, môi trường kinh tế. Và tương ứng với nó sẽ tồn tại những rủi ro đặc trưng từ các môi trường này.

Rủi ro từ môi trường tự nhiên (rủi ro thảm họa thiên nhiên): các thảm họa như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, bão lũ, hạn hán,... thường gây ra những tổn thất to lớn về con người và tài sản, làm cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bị tổn thất nặng nề. Điều đáng lo ngại là những thảm họa thiên nhiên trên thế giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng về cả số lượng, tần suất xảy ra, lẫn mức độ thiệt hại nghiêm trọng.

Rủi ro văn hóa trong kinh doanh quốc tế: mỗi quốc gia, thậm chí trong từng vùng quốc gia, các dân tộc khác nhau có tập quán (sản xuất, kinh doanh, giao tiếp, tiêu dùng...) có lối sống và ngôn ngữ riêng, do đó các nhà kinh doanh cần phải biết rõ và hành động cho phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường mới

Rủi ro chính trị: bao gồm những rủi ro nảy sinh từ tình hình chính trị của nước sở tại như: sự mất ổn định của chính quyền, những thay đổi trong chính sách vĩ mô do thay đổi chính quyền như các chính sách về kinh tế ( thuế, hạn ngạch, giấy phép, di chuyển kiều hối,...) các chính sách về lao động (chế độ lương, tuyển dụng, an toàn lao động,...), các chính sách về môi trường (chỉ tiêu ô nhiễm, an toàn sức khỏe, xử lý rác thải...), các chính sách về sở hữu (quốc hữu hóa, sung công,...), hay thậm chí là tình hình trật tự trị an bất ổn (biểu tình, đình công,...)

Rủi ro pháp lý: là những rủi ro liên quan đến những thay đổi về quy định pháp luật (như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, môi trường, lao động,...), hoặc rủi

19

ro phát sinh từ sự thiếu hiểu biết pháp luật nước sở tại dẫn đến thiếu chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế và đầu tư, hay thậm chí là vi phạm luật của quốc gia đó (như luật chống phá giá, chống độc quyền, luật cạnh tranh,...).

Rủi ro kinh tế: bao gồm những rủi ro nảy sinh do những thay đổi trong môi trường phát triển kinh tế tại quốc gia và doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan như: suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động về tỷ giá hối đoái hay lãi suất, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu,... Trong các loại rủi ro về kinh tế, phải kể đến 3 loại rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thường xuyên phải đối mặt nhất đó là: rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất và rủi ro về giá cả hàng hóa.

1.2.2.2 Nhóm rủi ro nội bộ doanh nghiệp

Rủi ro thông tin: là loại rủi ro phát sinh từ sự thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác về giá cả, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác,... dẫn đến việc bị chậm bỏ lỡ thời cơ, hoặc bị đối tác lừa đảo, ép giá,... gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.

Rủi ro quản trị: là rủi ro do sự yếu kém của các cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp dẫn đến những sai lầm trong hoạch định chiến lược cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh. Trình độ quản trị yếu kém của ban lãnh đạo có thể dẫn đến việc nhiều bộ phận trong doanh nghiệp thậm chí không nắm rõ chức năng nhiệm vụ của mình, hoặc tuyển người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc dẫn đến tình trạng làm mất quan hệ với khách hàng, mất hợp đồng, rối loạn tổ chức, cản trở công việc,... Hay việc các cán bộ lãnh đạo thiếu năng lực đàm phán, ký kết hợp đồng cũng sẽ dẫn đến việc bị đối tác chèn ép, lừa đảo khiến doanh nghiệp chịu bất lợi, bị thiệt hại, tổn thất nghiêm trọng.

Rủi ro nhân sự: là rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực của công ty từ các cấp quản lý đến người lao động, thường thể hiện ở tình trạng khủng hoảng về nhân sự, chảy máu chất xám (di chuyển nhân sự), người lao động không muốn làm việc, làm việc không hiệu quả hay thậm chí là đình công, hay là những rủi ro gây ra do sai lầm của con người (do nhận thức kém, do vô tình,...) trong quá trình lao động.

20

Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh: là loại rủi ro do doanh nghiệp thiếu năng lực hoạt động như vốn ít, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp kém...

1.2.3 Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế

1.2.3.1 Tác động tích cực

Có thể thấy rõ rằng rủi ro gây ra những sự biến đổi mà đôi khi ta không thể đoán trước được, tuy nhiên những biến đổi này có thể đem đến những cơ hội cho các doanh nghiệp như trong hoạt động đầu cơ. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn (high risk high return).

1.2.3.2 Tác động tiêu cực

Gây ra những thay đổi khác đi so với kỳ vọng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể khiến cho doanh nghiệp bị thua lỗ, mất uy tín, thậm chí dẫn đến phá sản.

Ví dụ như rủi ro văn hóa, nếu ta không tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán nước sở tại thì sẽ có thể vi phạm vào những điều cấm kỵ khiến cho sản phẩm bị tẩy chay, người tiêu dùng quay lưng. Như việc ta không thể xuất khẩu thịt lợn đến các thị trường như I-rắc, Xi-ri... hay không đem thịt bò đến bán ở Ản Độ vì những sản phẩm đó theo tập quán, tôn giáo thì các quốc gia này không dùng.

Rủi ro chính trị và rủi ro pháp lý cũng có thể khiến doanh nghiệp vướng vào vòng lao lý nếu không có hiểu biết rõ về hệ thống chính trị và pháp lý nước sở tại. Có thể nói đến việc các công ty sản xuất nước ngọt như Pepsi, Coca Cola,... đã gặp phải rủi ro pháp lý tại Việt Nam khi phải tuân thủ quy chế ghi nhãn hàng hóa theo Quyết định 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chi phí mà các công ty này phải bỏ ra để hủy mẫu chai cũ và đầu tư bao bì mới ước tính lên tới 1.400 tỷ đồng.

1.3 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG

SẢN

1.3.1 Đặc điểm của nông sản

Nông sản bao gồm những hàng hóa thiết yếu với đời sống và sản xuất của người dân ở mỗi quốc gia. Đây là sản phẩm của ngành nông nghiệp, mà bản chất là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Do vậy, nông sản mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

21

Tính thời vụ: Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản luôn mang tính thời vụ bởi các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu làm cho mỗi loại cây trồng có sự thích ứng riêng, tạo nên những mùa vụ khác nhau trong sản xuất.Vào khoảng thời gian chính vụ, nông sản thường dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, khi trái vụ thì nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao.

Nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Nông sản chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu và thời tiết. Đa phần các nông sản đều rất nhạy cảm với các nhân tố ngoại cảnh. Do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt,... sẽ gây sụt giảm về năng suất và sản lượng cây trồng.

Nông sản có thời gian bảo quản ngắn: Nông sản có đặc tính tươi, chứa nhiều nước nên khó bảo quản được trong thời gian dài. Ngoài ra, nhân tố thời vụ của nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sản xuất và tiêu dùng, cho nên cần quan tâm đến khâu chế biến và bảo quản cho tốt đặc biệt với nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, nông sản dễ bị hơi hỏng, ẩm mốc, biến chất,. do đó chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ,... là nông sản sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng.

Nông sản có tính đa dạng: Nông sản có đặc điểm đa dạng cả về chủng loại và chất lượng. Bởi, nông sản được sản xuất ra từ các địa phương khác nhau, với các nhân tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ, mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau cho nên chủng loại cũng khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng nông sản không có tính đồng đều, do đó vấn đề quản lý chất lượng nông sản thường gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa, chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên người tiêu dùng luôn luôn kỹ lưỡng trong việc chọn mua nông sản. Tại các quốc gia phát triển, đối với hoạt động nhập khẩu nông sản, ngày càng có nhiều

22

yêu cầu khắt khe đặt ra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ,... của loại hàng hóa này. Nguyên nhân chính là do chất lượng của nông sản sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, khi đời sống người dân được nâng lên thì chất lượng nông sản cũng cần được cải thiện tương ứng. mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện riêng biệt về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng,... để phát triển một số loại nông sản nhất định. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những sách lược và cách làm phù hợp nhằm chuyển các nhân tố thuận lợi thành các lợi thế riêng của mình trong cạnh tranh quốc tế. (Ngô Thị Hưởng, 2019)

1.3.2 Những yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu nông sản

Mỗi nước nhập khẩu sẽ có hệ thống tiêu chuẩn riêng đối với những mặt hàng nhập khẩu khác nhau, song đều có một điểm chung là nhằm kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào nước có gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng hay không. Nhất là đối với mặt hàng nông sản tươi sống, trước khi xuất khẩu cần phải có những chứng nhận chứng minh rằng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn để được nhập khẩu, ví dụ như:

Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q): Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Mục đích của C/Q là để chứng minh sản phẩm sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo sản phẩm đó.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật : là một loại văn bản quan trọng chứng minh hàng hóa xuất khẩu đã được kiểm dịch đảm bảo không có dịch bệnh, sâu hại phát tán xâm nhập vào quốc gia nhập khẩu.

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. C/O hợp lệ sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Do đó khi chuẩn bị nhập khẩu một mặt hàng nào đó C/O thì cần kiểm tra và đối chiếu các số liệu, để tránh bị sai lệch số liệu C/O, hoặc phải xác minh lại C/O rất mất thời gian.

23

Giấy xác nhận hun trùng: là chứng từ bắt buộc với một số mặt hàng khi tiến hành xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, hàng dễ bị mối mọt, nấm mốc,... Chứng nhận hun trùng được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w