Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

1.3.3.1RÚỈ ro do đặc thù nông sản

Như đã nêu ở bên trên, một trong những đặc thù lớn nhất có thể gây ra rủi ro trong quá trình xuất khẩu nông sản là có tính tươi sống, hàm lượng nước trong nông sản cao. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa quanh năm đều có nông sản thu hoạch. Do dó, cần có kỹ thuật bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng nông sản. Việc nâng cao chất lượng của nông sản có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo được chất lượng nông sản sau thu hoạch. Rau quả là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau quả chiếm rất cao là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoạt động. Những điều kiện môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nông sản trong quá

24

trình bảo quản là độ ẩm, nhiệt độ không khí và sinh vật gây hại. Thiệt hại có thể tăng cao khi cả hai yếu tố độ ẩm và nhiệt độ đều tăng. Độ ẩm không khí cao, vượt quá giới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại, thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng phát triển. Ví dụ như độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70-80%, rau quả tươi là 85-90%. Bên cạnh đó, nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm, làm giảm chất lượng. Đánh thức quá trình ngủ, nghỉ của củ, hạt. Nếu có cả điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, củ, hạt có thể nảy mầm dẫn tới củ, hạt bị hư hỏng. Khi nhiệt độ môi trường bảo quản tăng 10 độ C, phản ứng sinh hoá trong rau quả tươi tăng 2-3 lần. Trong môi trường tự nhiên, luôn có mặt các sinh vật gây hại như nấm, vi sinh vật, sâu bọ, chuột... Khi gặp điều kiện môi trường thích hợp, chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông, lâm, thuỷ sản.

Để bảo quản được nông sản lưu trữ một các tốt nhất thì vấn đề ưu tiên trước hết là kho bảo quản phải có nhiệt độ thích hợp, và tất nhiên, mỗi loại nông sản khác nhau sẽ có phù hợp để bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau. Theo thống kê, có đến hơn 70% các loại rau, củ, quả phù hợp với mức nhiệt độ bảo quản dưới 10 độ C vậy nên phòng lạnh là lựa chọn tối ưu nhất để bảo quản nông sản. Phòng lạnh có chi phí thấp có thể được xây dựng bằng cách sử dụng bê tông để đổ nền, và sử dụng polyuretan (vật liệu dùng để cách nhiệt) và một dàn máy làm lạnh có diện tích dàn bay hơi lớn. Đặc biệt kho lưu trữ nên đặt ở vị trí cao hơn so với mặt nước biển để nhiệt độ có thể giảm bớt đi, giúp cho quá trình làm mát hiệu quả hơn.

1.3.3.2RÚỈ ro do yêu cầu đặc biệt từ hoạt động xuất khẩu

Một trong những đặc điểm của hoạt động xuất khẩu là buôn bán xuyên quốc gia, đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ được vận chuyển từ nước này sang nước khác. Ngoài việc bảo quản tốt cho nông sản thì việc vận chuyển cũng tác động rất lớn đến chất lượng nông sản. Nông sản tươi sống rất khó để bảo quản trong thời gian dài, hơn nữa khi xuất khẩu sang các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu.. có khoảng cách địa lý xa xôi khiến cho thời gian vận chuyển trở nên lâu và khó khăn hơn so với việc vận chuyển đến các nước như Thái Lan, Trung Quốc hay Hồng Kông... Trong quá trình vận chuyển xa, lâu ngày không tránh khỏi những rủi ro như: nông sản bị dập nát; hỏng và nấm mốc do chưa bảo quản kỹ trong quá trình vận chuyển,

25

hay thậm chí là bị tổn thất về số lượng và chất lượng do sự cố thiên nhiên, thảm họa bất ngờ.

Ngoài ra, còn một đặc điểm nữa của hoạt động xuất khẩu mà cực kỳ quan trọng, nhất là đối với mặt hàng nông sản, đó là hàng hóa phải làm thủ tục để được thông quan tại nước xuất và nước nhập. Bởi chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên các nước nhập khẩu rất cẩn trọng trong khâu giám sát, kiểm tra chất lượng nông sản. Các nước nhập khẩu thường đặt ra một số các tiêu chuẩn ngành, vệ sinh an toàn thực phẩm... Nếu như sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị trả về nước xuất, hoặc thậm chí là bị giữ lại và tiêu hủy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản.

1.3.3.3Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản

Rủi ro về tỷ giá: Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu.. .Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơ chế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đặc biệt quan trong đến các giao dịch quốc tế, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới.

Rủi ro về văn hóa: Đối với các quốc gia khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau. Văn hóa không chỉ ảnh hưởng tới những hàng hóa được tiêu dùng mà còn tác động đến những hàng hóa không được tiêu dùng. Ví dụ như đối với các nước Đạo Hồi, họ không được phép ăn thịt lợn, không hút thuốc hay uống rượu. Chính vì vậy hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản như thịt lợn sang các thị trường trên sẽ bị coi là phạm pháp.

Rủi ro về pháp lý: Các giao dịch thương mại ngày càng phát triển và sự giàu có của các quốc gia có thể giảm thiểu tác động của biên giới quốc gia. Do đó hệ thông pháp luật đa dạng có thể gây ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Độ tuổi Tỉ lệ (%) 0-14 tuổi 20,0% 15-24 tuổi 13,8% 25- 54 tuổi 40,6% 55-64 tuổi 12,1% 65 tuổi trở lên 13,5% 26 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát lại về những rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế, và những rủi ro có thể gặp trong hoạt động xuất khẩu nông sản. Những rủi ro này ít nhiều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy việc nhận thức rõ ràng về rủi là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có những biến đổi tích cực và gặt hái được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn, rủi ro mà ta cần phải lường trước để có những biện pháp xử lý, khắc phục rủi ro hiệu quả. Chương 2 sẽ đề cập chi tiết về thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là thị trường khó tính như nước Mỹ. Từ đó ta sẽ có cái nhìn toàn diện , nắm bắt rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu, hay là những khó khăn mà hoạt động xuất khẩu nông sản Việt đang gặp phải tại một trong những thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI

THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN MỸ2.1.1 Đặc điểm của thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w