TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

3.1 TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆPVIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Trong những năm gần đây, mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển. Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỹ đang có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác, trong đó có thị trường Việt Nam. Do đó, Mỹ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khi cả hai bên đều có những dự định phát triển với nhiều định hướng chung. Hơn nữa, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam đang dần kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, trong khi nhiều quốc gia khác đang phải vật lộn ứng phó tình hình dịch bệnh bùng phát khó lường. Nắm bắt được “thời cơ vàng” để đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khai thác hiệu quả thị trường Mỹ sẽ là cơ hội để kinh tế Việt Nam phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Ba tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt gần 25,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 22,2 tỷ USD, chiều ngược lại Việt Nam nhập siêu 3,7 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ hậu Covid-19 có nhiều tiềm năng để phát triển. Do ảnh hưởng dịch bệnh, từ năm 2020, chuỗi cung ứng toàn cầu có nhiều thay đổi, những sản phẩm chất lượng của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm chủ lực của thành phố ngày càng có uy tín đối với người tiêu dùng Mỹ, nhất là các sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp Mỹ cũng đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng để mở rộng quy mô sản xuất sau đại dịch Covid-19. Thị trường Việt Nam - Mỹ là hai nền kinh tế có tính bổ sung cho nhau và ngày càng thể hiện tính gắn kết để tham gia chặt chẽ vào chuỗi cung ứng hàng hóa. Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản, chế biến gỗ, đồ tiêu dùng... Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA).

48

Bà Nguyễn Bá Thiên Thư, Trưởng đại diện Công ty Registrar Corp (chuyên tư vấn, trợ giúp thủ tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ) lưu ý: FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Chính phủ Mỹ với hai vai trò chính là “người giữ cổng” và “cảnh sát”. Trong vai trò “người giữ cổng”, FDA cấp giấy phép cho những bộ phận quyết định về dược phẩm, thiết bị y tế, phụ gia thực phẩm... phù hợp thị trường. Còn đứng trên vai trò “cảnh sát”, FDA được quyền đặt ra các quy định và thực hiện thanh tra việc tuân thủ các quy định đó. Đồng thời, phát hành những “thư cảnh cáo”, kết hợp hải quan bắt giữ, khởi tố tội phạm. Bà Thiên Thư cũng cho rằng, theo quy định của Mỹ, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kho bãi, nơi lưu trữ sản phẩm phải thực hiện đăng ký số FDA. Ngoại trừ các công ty thương mại, văn phòng giao dịch, hộ kinh doanh cá thể, các sản phẩm chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w