Thực trạng rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

2.3.1 Thực trạng rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanhnghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ. nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Để xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Mỹ, trước hết nông sản Việt Nam cần phải vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật như đánh giá xem dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, và có đáp ứng đủ nguồn gốc xuất xứ hay không. Nếu như không đáp ứng đủ về tiêu chuẩn này thì nông sản nước ta có thể bị trả về, thậm chí bị tiêu hủy và các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với việc bị tước bỏ quyền kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Mỹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh và danh tiếng của doanh nghiệp. Không những vậy, việc nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cũng làm xấu đi hình ảnh nông sản Việt Nam tại thị trường nước bạn, mất đi vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Phía đơn vị nhập khẩu từ Mỹ quy định về các chất cấm với sản phẩm rau quả nhập từ Việt Nam, cụ thể là hoạt chất carbendazim - chất diệt nấm - được sử dụng nhiều trong trồng cây ăn quả. Sau khi kiểm tra và phát hiện một số lô hàng rau quả, trái cây Việt Nam dính chất này, Mỹ đã tiến hành xử phạt, bắt tiêu hủy và cảnh báo sẽ ngừng nhập nếu các doanh nhiệp Việt Nam không nắm rõ quy định. Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Việt Nam đã từng nhận được cảnh báo từ phía nhà nhập khẩu Mỹ về các chất cấm mà nước này quy định với sản phẩm rau quả nhập từ Việt Nam. Hay mới đây, một lô hàng của doanh nghiệp khác của nước ta xuất khẩu sang Mỹ bị phát hiện có chất carbendazim. Lập tức lô hàng của nhà nhập khẩu Mỹ bị cơ quan chức năng nước này tiêu hủy và phạt hơn 50.000 USD. Nông sản nước ta cũng

41

đã từng rất nhiều lần bị trả về khi xuất khẩu sang thị trường lớn như Nhật Bản, EU. Mới đây, EU cũng trả về 17 lô nông, thuỷ sản của Việt Nam do không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong 5 tháng đầu năm 2019, đã có 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào thị trường EU. Nguyên nhân là những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm...

Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại cực kỳ khó khăn. Bởi việc thay đổi từ cách nuôi trồng nông sản theo cách truyền thống thành kỹ thuật tiên tiến, đổi mới toàn bộ đối đòi hỏi rất nhiều yếu tố đến từ doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản.

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta có quy mô vừa và nhỏ nên mô hình kỹ thuật áp dụng còn lạc hậu hoặc thậm chí không đủ vốn kinh doanh để trang bị những dây chuyền sản xuất có kỹ thuật cao, hiện đại và tiên tiến. Hơn nữa người nông dân nuôi trồng nước ta ham số lượng mà sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu bừa bãi làm tăng sản lượng mà quên đi chất lượng nông sản.

Đến nay mới chỉ có 6 loại trái cây Việt Nam (gồm xoài, thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và vú sữa) đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ với sản lượng còn rất khiêm tốn. Các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục mở đường để đưa thêm nhiều loại nông sản vào thị trường này. Trong khi đó, khả năng của doanh nghiệp về đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường yêu cầu chưa nhiều, hàng Việt cũng khó cạnh tranh về giá vì chi phí vận chuyển cao...

Điển hình như trái xoài, để được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, xoài Việt Nam phải trải qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm và những quy định từ đối tác như điều kiện nhà vườn, đóng gói, xử lý, chiếu xạ, kiểm dịch thực vật... Cụ thể, vườn trồng, cơ sở xử lý và đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật và Văn phòng của Cục Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp mã số để quản lý và truy xuất nguồn gốc. Mọi lô hàng trước khi xuất khẩu phải được xử lý với liều tối thiểu 40Gy, được Cục Bảo vệ thực vật và APHIS kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

42

Tương tự, với trái thanh long, mặc dù Việt Nam có sản lượng thanh long lên tới 2.7 triệu tấn/năm nhưng chỉ có khoảng 5% sản lượng xuất khẩu sang Mỹ, 62% bán sang Trung Quốc, còn lại là tiêu thụ trong nước. Một trong những nguyên nhân chính khiến loại trái cây này khó tiếp cận thị trường Mỹ là chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn do phía Mỹ đưa ra. Đó là chưa kể giá bán cũng rất cao, hiện 1kg thanh long tại Mỹ khoảng 2,4 USD, trong khi thanh long Việt Nam bán tới 7 USD nên rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại tại thị trường này.

Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp, nông sản của nước ta, đặc biệt là vùng ĐBSCL đang dần hướng đến liên kết sản xuất sản phẩm giá trị cao, hình thành chuỗi giá trị hàng hóa phục vụ xuất khẩu vào các thị trường khó tính, trong đó có thị trường Mỹ. Tại Đồng Tháp, người dân cùng các cán bộ ngành nông nghiệp đang tập trung phát triển nông nghiệp an toàn, đảm bảo chất lượng và nguồn hàng ổn định quanh năm và phát triển sự đa dạng sản phẩm xuất khẩu như cá tra phi lê, collagen từ da cá, các loại sản phẩm làm từ gạo, trái cây đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác nhau. Song, số doanh nghiệp địa phương hợp tác với các đối tác tại Mỹ, và cả doanh nghiệp kiều bào còn rất ít. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại Đồng Tháp mỗi năm đạt 1.3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Mỹ mới đạt hơn 200 triệu USD. Việc kết nối với các doanh nghiệp kiều bào tại Mỹ chính là cơ hội tốt để liên kết phát triển các kênh phân phối sản phẩm địa phương sang thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ.

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w