Đánh giá rủi ro mà xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 59)

sang thị trường Mỹ có thể gặp phải.

Như đã nói bên trên, Mỹ là một trong những thị trường chủ lực của ngành nông sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế, cũng chính bởi vậy nên sức cạnh tranh trên thị trường này cũng không nhỏ. Mặt hàng thực phẩm, nông sản Việt thường gặp phải những rủi ro, nguy cơ như: mối nguy về sinh học, mối nguy về hóa học, mối nguy vật lý, mối nguy từ vô tình hoặc cố ý để đạt được lợi ích kinh tế. Đặc biệt là mối nguy về sinh học và hóa học, đây là những rủi ro có thể để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng đến cả nhà nhập khẩu, xuất khẩu.

43

2.3.2.1 Mối nguy về sinh học

Mối nguy về sinh học xảy ra khi các sinh vật nguy hiểm hoặc gây bệnh xâm nhập vào thực phẩm gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe người tiêu dùng. Các mối nguy này bao gồm vi khuẩn, vi-rút và các ký sinh trùng, chúng xâm nhập vào thực phẩm qua môi trường nuôi trồng hoặc do thực hành vệ sinh không đầy đủ và nhiễm chéo trong quá trình vận chuyển, xử lý, chế biến và bảo quản. Cụ thể như vi-rút và kí sinh trùng thường xâm nhập vào thực phẩm thông qua thực hành xử lý kém bởi những người nhiễm vi-rút hoặc qua thành phần thực phẩm bị ô nhiễm.

Để giải quyết vấn đề trên, các nông sản trước khi được nhập khẩu vào thị trường Mỹ cần phải được chiếu xạ và có sự đồng ý của Cơ quan kiểm dịch Mỹ (APHIS) thì mới được nhập khẩu. Việc chiếu xạ giúp cho nông sản xử lý, giảm thiểu khả năng bị vi-rút và các vi sinh vật nhỏ xâm nhập. APHIS luôn chú trọng về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng nước họ, chính vì vậy nên các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam cần phải lưu ý và kiểm soát tốt sản phẩm của mình, thực hành đúng những quy định mà thị trường Mỹ đặt ra, tránh tình trạng hàng bị trả về gây tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí.

2.3.2.2Mối nguy về hóa học

Mối nguy về hóa học xảy ra khi hóa chất có trong thực phẩm ở mức độ có thể gây nguy hiểm cho con người. Các mối nguy về hóa học có thể xảy ra thông qua các con đường khác nhau như: mô trường (không khí, đất, nước), đặc biệt là quá trình sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông sản. Thuốc trừ sâu là bất kỳ chất hoặc sinh vật nào được sử dụng để kiểm soát, tiêu diệt, đẩy lùi hoặc thu hút dịch hại để giảm thiểu tác động của dịch hại (động vật, thực vật hay sinh vật gây hại đến nông sản). Khi sử dụng thuốc trừ sâu cho nông sản, dư lượng có thể vẫn còn trên hoặc bên trong thực phẩm gây nên rủi ro về sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa thuốc trừ sâu có thể tích lũy trong chuỗi thức ăn, gây nguy hại nghiêm trọng, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Để kiểm soát được vấn đề trên, Mỹ đã ban hành luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA), luật này yêu cầu nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ có dư lượng về thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nằm trong hạn mức dư lượng tối đa (MRL). Ví dụ về quy định MRL một loại thuốc trừ sâu trong quả xoài như sau: MRL

44

Azoxystrobin 0,7mg∕kg, MRL Buprofezin 0,1mg∕kg, MRL Captan 5mg∕kg, MRL Difenoconazole 0,07mg/kg, MRL Fludioxonil 2mg/kg, MRL Propiconazole 1mg/kg, MRL Spirotetramat 0,3mg/kg. Neu xoài nhập khẩu vào thị trường Mỹ có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá MRL cho phép sẽ bị FDA phạt, hoặc cấm nhập khẩu vào thị trường nước này.

2.3.2.3Moi nguy vật lý

Mối nguy vật lý bao gồm sự tồn tại của các dị vật mà không phải là nguyên, vật liệu trong thực phẩm khiến người tiêu dùng có thể bị hóc, bị đau, bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi ăn phải. Các mối nguy vật lý và nguồn gốc chủ yếu: thuỷ tinh, kim loại, hay thậm chí là xác động vật có kích thước nhỏ. Hiện nay các nhà máy, doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh chế biến tại nước ta chủ yếu đã áp dụng dây chuyền công nghệ vào trong sản xuất để tăng độ chính xác, tăng năng suất và giảm chi phí nhân công. Hơn nữa, việc áp dụng dây chuyền công nghệ vào trong sản xuất giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm thiểu sự cố về mối nguy vật lý, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Song vẫn cần phải lưu ý và kiểm tra dây chuyền sản xuất thường xuyên, tránh tình trạng dây chuyền xảy ra lỗi, có những hậu quả đang tiếc. Đơn cử như vụ việc xảy ra vào năm 2015 của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát khi bị người tiêu dùng phát hiện có trong một chai nước Number One do lỗi của dây chuyền sản xuất và sau đó đã bị người tiêu dùng trong nước quay lưng. Nếu là lô hàng xuất khẩu sang Mỹ, thì chắc chắn công ty trên sẽ không những bị người tiêu dùng kiện mà còn bị FDA phạt, thậm chí là tạm cấm xuất khẩu sang thị trường này.

2.3.2.4Moi nguy liên quan đến lợi ích kinh tế

Mối nguy liên quan đến lợi ích kinh tế: xảy ra khi các các sản phẩm bị làm giả làm nhái, kém chất lượng. Mối nguy này thường ít xảy ra đối với mặt hàng nông sản, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp giả danh các doanh nghiệp nông sản có tiếng để đưa các sản phẩm nông sản kém chất lượng ra thị trường, gây ảnh hưởng danh tiếng các doanh nghiệp lớn, khiến người tiêu dùng hoang mang và lo lắng. Mối nguy này thường xuất hiện đối với thị trường trong nước do sự quản lý lỏng lẻo của Cơ quan quản lý thị trường.

45

Đối với với các doanh nghiệp xuất khẩu, Mỹ luôn luôn có sự kiểm soát chặt chẽ,, ngay từ khâu đăng ký kinh doanh thương mại tại trị trường này. FDA yêu cầu cứ 2 năm các doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký cấp mã số kinh doanh mới, đồng thời phải có sự bảo quản lạnh của doanh nghiệp kinh doanh chế biến - bạn hàng nhập khẩu tại Mỹ. Nên việc các doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường này gần như không có.

Có thể thấy rằng Mỹ rất quan tâm đến lợi ích người tiêu dùng trong nước và có những động thái khắt khe khi đánh giá sản phẩm nông sản nhập khẩu. Mỹ đánh giá chất lượng nông sản từ quá trình sản xuất cho đến khâu nhập cảng tại cửa khẩu dựa trên việc nguyên vật liệu có thực sự đảm bảo, an toàn và có nguồn gốc hay không, quy trình nuôi trồng đạt tiêu quốc tế về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hay không, chế biến có sạch sẽ, sản xuất và đóng gói đảm bảo ATVSTP, dán nhãn đã đầy đủ nội dung theo quy định của FDA, vận chuyển tới điều kiện sản xuất của công ty, vệ sinh lao động phù hợp hay chưa. Nếu vi phạm các mối nguy trên, FDA có thể tạm dừng hoạt động xuất khẩu hoặc cấm doanh nghiệp đó xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ, người dân và các doanh nghiệp cần nên áp dụng quy trình trồng và chăm sóc nông sản sạch ngay từ đầu cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Không chỉ nâng cao lợi nhuận kinh tế, bảo vệ môi trường mà còn đưa sản phẩm nông sản nước ta có vị thế trên thị trường thế giới.

Tóm lại, ngành nông sản Việt nam phải đối mặt với những rủi ro chủ yếu đến từ mối nguy sinh học và hóa học, để vượt qua những rào cản kỹ thuật về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ do thị trường Mỹ đặt ra, nhất là trong thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Mỹ, mặc dù gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể song nông sản Việt Nam vẫn chưa thực sự được công nhận tại thị trường này. Hơn nữa, một số nông sản chưa khắc phục được các mỗi nguy hại khiến cơ cấu sản phẩm nông sản xuất khẩu sang Mỹ kém đa dạng, kim ngạch só với các nước khác còn yếu.

46

Còn những mặt hàng nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì giá bán còn cao khiến cho nông sản mất đi vị thế cạnh tranh lại với mặt hàng nông sản tại thị trường nội địa Mỹ. Việc đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản Việt tại thị trường Mỹ cho thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mặt hàng này, từ đó làm tiền đề để đưa ra những biện pháp khắc phục và đề phòng rủi ro trong chương.

47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w