Phân loại rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Có rất nhiều các để phân loại rủi ro tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Rủi ro có thể được phân loại dựa theo thuộc tính của rủi ro, ví dụ thời gian đo lường tác động, và theo thuộc tính về tác động hoặc nguy cơ của rủi ro. Chúng cũng có thể được

18

phân loại dựa vào thang đo thời gian ảnh hưởng sau khi xảy ra sự kiện. Hay nguyên nhân của rủi ro cũng có thể được sử dụng làm căn cứ cho việc phân loại. Trong trường hợp này, một rủi ro có thể được phân loại dựa theo nguồn gốc gây ra rủi ro, ví dụ như rủi ro về đối tác hay rủi ro tín dụng,...

Tuy nhiên dựa trên những phân tích về những đặc trưng của hoạt động kinh doanh quốc tế so với hoạt động kinh doanh nội địa, chúng ta có thể nhóm lại thành những nhóm rủi ro chủ yếu trong kinh doanh quốc tế như sau:

1.2.2.1 Nhóm rủi ro từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm năm yếu tố chính là: môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, môi trường kinh tế. Và tương ứng với nó sẽ tồn tại những rủi ro đặc trưng từ các môi trường này.

Rủi ro từ môi trường tự nhiên (rủi ro thảm họa thiên nhiên): các thảm họa như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, bão lũ, hạn hán,... thường gây ra những tổn thất to lớn về con người và tài sản, làm cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bị tổn thất nặng nề. Điều đáng lo ngại là những thảm họa thiên nhiên trên thế giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng về cả số lượng, tần suất xảy ra, lẫn mức độ thiệt hại nghiêm trọng.

Rủi ro văn hóa trong kinh doanh quốc tế: mỗi quốc gia, thậm chí trong từng vùng quốc gia, các dân tộc khác nhau có tập quán (sản xuất, kinh doanh, giao tiếp, tiêu dùng...) có lối sống và ngôn ngữ riêng, do đó các nhà kinh doanh cần phải biết rõ và hành động cho phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường mới

Rủi ro chính trị: bao gồm những rủi ro nảy sinh từ tình hình chính trị của nước sở tại như: sự mất ổn định của chính quyền, những thay đổi trong chính sách vĩ mô do thay đổi chính quyền như các chính sách về kinh tế ( thuế, hạn ngạch, giấy phép, di chuyển kiều hối,...) các chính sách về lao động (chế độ lương, tuyển dụng, an toàn lao động,...), các chính sách về môi trường (chỉ tiêu ô nhiễm, an toàn sức khỏe, xử lý rác thải...), các chính sách về sở hữu (quốc hữu hóa, sung công,...), hay thậm chí là tình hình trật tự trị an bất ổn (biểu tình, đình công,...)

Rủi ro pháp lý: là những rủi ro liên quan đến những thay đổi về quy định pháp luật (như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, môi trường, lao động,...), hoặc rủi

19

ro phát sinh từ sự thiếu hiểu biết pháp luật nước sở tại dẫn đến thiếu chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế và đầu tư, hay thậm chí là vi phạm luật của quốc gia đó (như luật chống phá giá, chống độc quyền, luật cạnh tranh,...).

Rủi ro kinh tế: bao gồm những rủi ro nảy sinh do những thay đổi trong môi trường phát triển kinh tế tại quốc gia và doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan như: suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động về tỷ giá hối đoái hay lãi suất, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu,... Trong các loại rủi ro về kinh tế, phải kể đến 3 loại rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thường xuyên phải đối mặt nhất đó là: rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất và rủi ro về giá cả hàng hóa.

1.2.2.2 Nhóm rủi ro nội bộ doanh nghiệp

Rủi ro thông tin: là loại rủi ro phát sinh từ sự thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác về giá cả, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác,... dẫn đến việc bị chậm bỏ lỡ thời cơ, hoặc bị đối tác lừa đảo, ép giá,... gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.

Rủi ro quản trị: là rủi ro do sự yếu kém của các cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp dẫn đến những sai lầm trong hoạch định chiến lược cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh. Trình độ quản trị yếu kém của ban lãnh đạo có thể dẫn đến việc nhiều bộ phận trong doanh nghiệp thậm chí không nắm rõ chức năng nhiệm vụ của mình, hoặc tuyển người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc dẫn đến tình trạng làm mất quan hệ với khách hàng, mất hợp đồng, rối loạn tổ chức, cản trở công việc,... Hay việc các cán bộ lãnh đạo thiếu năng lực đàm phán, ký kết hợp đồng cũng sẽ dẫn đến việc bị đối tác chèn ép, lừa đảo khiến doanh nghiệp chịu bất lợi, bị thiệt hại, tổn thất nghiêm trọng.

Rủi ro nhân sự: là rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực của công ty từ các cấp quản lý đến người lao động, thường thể hiện ở tình trạng khủng hoảng về nhân sự, chảy máu chất xám (di chuyển nhân sự), người lao động không muốn làm việc, làm việc không hiệu quả hay thậm chí là đình công, hay là những rủi ro gây ra do sai lầm của con người (do nhận thức kém, do vô tình,...) trong quá trình lao động.

20

Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh: là loại rủi ro do doanh nghiệp thiếu năng lực hoạt động như vốn ít, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp kém...

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w