Do dân số động và có cơ cấu đa dạng nên kim ngạch nhập khẩu nông sản của nước Mỹ cũng vì vậy mà chiếm tỉ trọng lớn. Người dân Mỹ rất ưa chuộng sử dụng các mặt hàng nông sản như rau củ quả tươi sống, nước ép trái cây, và các thực phẩm chế biến hữu cơ khác. Hàng năm Mỹ nhập khẩu rất nhiều nông sản từ các nước khác nhau trên thế giới, giá trị nhập khẩu hàng năm lên đến hơn 2 tỷ USD.
Biểu đồ 2.1 - Gía trị nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 2016-2020
(Đơn vị: nghìn USD)
2,700,000,000
2,100,000,000 2,000,000,000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
30
Biểu đồ trên, Có thể thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2016-2018, giá trị nhập khẩu của Mỹ ngày càng tăng lên nhanh chóng, cứ mỗi năm lại tăng lên hơn 200 tỷ USD. Tuy nhiên đến giai đoạn 2018-2020, giá trị nhập khẩu có giảm đi trung bình 100 tỷ USD/năm. Nguyên nhân chính của sự thay đổi như vậy là bởi trước năm 2018, số lượng người nhập cư từ nước ngoài vào Mỹ tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cũng tăng theo. Sau năm 2018, Mỹ dần có những động thái cứng rắn hơn trong việc kiểm soát dòng người nhập cư vào nước này. Bên cạnh đó, đầu năm 2020, với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid và lệnh phong tỏa đầu tiên khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn cũng ít nhiều làm giảm sút giá trị nhập khẩu của Mỹ.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mỹ nhứ: Máy móc, thiết bị cơ khí; thiết bị điện tử; khoáng sản, dầu; nông sản... Trong đó nông sản chiếm đến 32,18% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Các mặt hàng nông thủy sản được nước Mỹ ưa chuộng như: cà phê, thủy sản có vỏ, cá , rượu, sản phẩm từ sữa, mỳ ống ống, mỳ sợi và bánh mì, các loại quả tươi... hằng năm được nhập khẩu vào Mỹ với những con số cao ngất ngưởng.
Biểu đồ 2.2 - Gía trị nhập khẩu một số nông thủy sản chủ yếu của Mỹ từ 2018-2020
(Đơn vị: Triệu USD)
31
Có thể thấy rằng nông sản được nhập khẩu vào thị trường Mỹ là những sản phẩm, thực phẩm thiết yếu đối với người dân, hơn nữa Mỹ lại có đông dân cư nên kim ngạch nhập khẩu nông sản tại Mỹ luôn luôn đạt con số cao ngất ngưởng.
Bên cạnh đó, Mỹ còn là một quốc gia công nghiệp phát triển nên phần diện tích để đầu tư vào nông nghiệp chiếm rất nhỏ, lượng nông sản trong nước không đủ đáp ứng cho người dân, chính vì vậy mà Mỹ luôn là một nước nhập xiêu các mặt hàng như nông, thủy sản.
Mỹ là nền kinh tế vững mạnh nhất trên thế giới, là quốc gia có hoạt động kinh doanh thương mại mạnh mẽ, rộng lớn. Các hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng của một quốc gia như kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện các công việc trong nước, nâng cao đời sống và giúp người dân được hưởng những dịch vụ, hàng hóa với giá cả phải chăng. Nhận thức được sự quan trọng của giao thương quốc tế, Mỹ luôn có những chính sách thúc đẩy và hỗ trợ cho các quá trình, hoạt động xuất, nhập khẩu.
Đặc biệt là hoạt động nhập khẩu, Mỹ luôn tạo điều kiện cho các quốc gia trên thế giới có thể giao thương, buôn bán trên đất nước của mình qua những chính sách, hiệp định ký kết song phương, đa phương.
Đối với thị trường Việt Nam, có thể nói đến “Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA)” được ký kết vào năm 2000 bao gồm 4 phần chính nói về thương mại hàng hóa, các quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và phát triển các quan hệ đầu tư. Hiệp định BTA như một bàn đạp tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa hai nước Việt Nam và Mỹ. Kể từ khi hiệp định BTA được ký kết, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi, giúp cho mặt hàng nông-lâm-thủy sản vươn lên trở thành một trong các mặt hàng được xuất khẩu đi nhiều nhất.