1.2.3.1 Tác động tích cực
Có thể thấy rõ rằng rủi ro gây ra những sự biến đổi mà đôi khi ta không thể đoán trước được, tuy nhiên những biến đổi này có thể đem đến những cơ hội cho các doanh nghiệp như trong hoạt động đầu cơ. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn (high risk high return).
1.2.3.2 Tác động tiêu cực
Gây ra những thay đổi khác đi so với kỳ vọng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể khiến cho doanh nghiệp bị thua lỗ, mất uy tín, thậm chí dẫn đến phá sản.
Ví dụ như rủi ro văn hóa, nếu ta không tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán nước sở tại thì sẽ có thể vi phạm vào những điều cấm kỵ khiến cho sản phẩm bị tẩy chay, người tiêu dùng quay lưng. Như việc ta không thể xuất khẩu thịt lợn đến các thị trường như I-rắc, Xi-ri... hay không đem thịt bò đến bán ở Ản Độ vì những sản phẩm đó theo tập quán, tôn giáo thì các quốc gia này không dùng.
Rủi ro chính trị và rủi ro pháp lý cũng có thể khiến doanh nghiệp vướng vào vòng lao lý nếu không có hiểu biết rõ về hệ thống chính trị và pháp lý nước sở tại. Có thể nói đến việc các công ty sản xuất nước ngọt như Pepsi, Coca Cola,... đã gặp phải rủi ro pháp lý tại Việt Nam khi phải tuân thủ quy chế ghi nhãn hàng hóa theo Quyết định 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chi phí mà các công ty này phải bỏ ra để hủy mẫu chai cũ và đầu tư bao bì mới ước tính lên tới 1.400 tỷ đồng.