Từ xưa đến nay, Mỹ là một trong những bạn hàng quan trọng của nước ta, các mặt hàng nông sản Việt Nam được ưa chuộng tại Mỹ như: hạt điều, hạt tiêu, và rau củ và trái cây ... Tuy nhiên, Mỹ cũng nổi tiếng là một thị trường khắt khe khi đặt ra không ít những tiêu chuẩn với mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào nước này. Để có thể xuất khẩu sang Mỹ, doanh nghiệp và nông sản xuất khẩu cần phải đảm bảo các tiêu chí như sau:
32
2.1.3.1 Được sự cho phép của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA)
Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ quy định rằng doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Mỹ cần đăng ký đồng thời cả cơ sở sản xuất và người đại diện tại nước này với cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) để được cấp mã số kinh doanh mới. Đồng thời cứ hai năm một lần, vào năm chẵn, các cơ sở kinh doanh phải tiến hành đăng ký xin cấp mã số kinh doanh lại, nếu không sẽ không còn quyền được xuất khẩu nông sản sang Mỹ cho đến khi có mã số kinh doanh mới.
Tuy nhiên, cuối năm 2017, FDA chỉnh sửa lại luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm rằng từ ngày 30/05/2018 , doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có một đối tác nhập khẩu hoặc đại diện nhận hàng bên Mỹ xác nhận lại đăng ký của cơ sở sản xuất. Tức là doanh nghiệp không cần phải tự đi đăng ký mã số kinh doanh mới lại mà có thể nhờ bên đối tác giúp mình việc này. Và như vậy thì bên đại diện này sẽ có trách nhiệm xác minh thực phẩm nhập khẩu có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành hay không. Việc sửa đổi này cũng giúp vơi đi phần nào gánh nặng cho các cơ sở xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ, san sẻ trách nhiệm giữa cả bên xuất và bên nhập.
2.1.3.2 Đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn đối với nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ
Bên cạnh việc đăng ký mã số kinh doanh và xác nhận từ đại diện nhập khẩu bên Mỹ, thì nông sản xuất khẩu cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà FDA đề ra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chiếu xạ để kiểm tra xem nông sản có thực sự được sản xuất hữu cơ, sạch và an toàn cho người tiêu dùng hay không. Tiêu chuẩn GAP (quy trình thực hành sản xuất tốt) sẽ giúp cho FDA có thể giám sát được chất lượng nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ
Đối với tiêu chuẩn GAP, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phải đáp ứng đủ các tiêu chí:
- Các cơ sở sản xuất nên sản phẩm phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp, hợp lệ.
- Hệ thống kỹ thuật sản xuất phải được xây dựng hoàn chỉnh đến từng giai
Gía trị kim ngạch xuất khẩu Số lượng mặt hàng
Trên 1 tỷ USD 31
33
- Phân bón dùng trong quá trình nuôi trồng sản xuất phải đảm bảo an toàn, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật cần được điều chỉnh lượng phù hợp, không được quá nhiều.
- Kho thuốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ.
- Để truy nguyên được nguồn gốc nông sản, sản phẩm, yêu cầu hồ sơ sản xuất trước và sau thu hoạch phải được ghi chép, lưu giữ đầy đủ.
Việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không hề đơn giản, nó đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải có những hiểu biết rõ ràng, chi tiết về những quy định, tiêu chuẩn mà Mỹ đặt ra cho sản phẩm nông sản khi được nhập khẩu vào thị trường này, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật: tiêu chuẩn về nhãn mác, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật.
Đối với tiêu chuẩn nhãn mác, Mỹ yêu cầu: tên nước xuất xứ (ghi bằng tiếng Anh), tên hàng hóa, tên và địa chỉ cơ sở kinh doanh và sản xuất ra hàng hóa, khối lượng và trọng lượng tịnh của hàng, và những lưu ý đối với sản phẩm như cảnh báo dị ứng...
Đối với tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm: lưu ý với các sản phẩm dễ gây dị ứng như (trứng, cá, đậu phộng, đậu nành, các loại hạt...), ngoài ra mức dư lượng cho phép cũng rất quan trọng. Từng mặt hàng khác nhau sẽ có MRL về các chất khác nhau, như gạo sẽ có MRL tricylazole là 0,01mg/kg; hay quy định MRL về một số loại thuốc trừ sâu trong quả xoài như sau: MRL Azoxystrobin 0,7mg/kg, MRL Buprofezin 0,1mg/kg, MRL Captan 5mg/kg, MRL Difenoconazole 0,07mg/kg, MRL Fludioxonil 2mg/kg, MRL Propiconazole 1mg/kg, MRL Spirotetramat 0,3mg/kg.
Đối với quy định kiểm dịch thực vật: nông sản phải được kiểm dịch trước khi xuất khẩu sang Mỹ, nhằm chứng minh rằng nông sản không mang bệnh gây hại đến người tiêu dùng hay môi trường.
Tại các nước châu Âu có nền kinh tế phát triển thì đây không phải là một thị trường khó “nhằn” hay quá khó trong việc đáp ứng đủ các chiêu chuẩn mà bên phía thị trường Mỹ yêu cầu. Nhưng đối với các nước đang phát triển và các nước chưa phát triển, có quy trình sản xuất lạc hậu thì đây thực sự là một thách thức lớn. Bởi
34
để đáp ứng được tiêu chuẩn này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải có số lượng vốn lớn để trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn. Mà nước ta được biết đến là một nước đang phát triển, dây chuyền sản xuất nông sản còn lạc hậu, đa số là các doanh nghiệp sản xuất nông sản vừa và nhỏ, chủ yếu là các hộ gia đình có vốn ít. Nên việc đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên là rất khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM