Những yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

Mỗi nước nhập khẩu sẽ có hệ thống tiêu chuẩn riêng đối với những mặt hàng nhập khẩu khác nhau, song đều có một điểm chung là nhằm kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào nước có gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng hay không. Nhất là đối với mặt hàng nông sản tươi sống, trước khi xuất khẩu cần phải có những chứng nhận chứng minh rằng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn để được nhập khẩu, ví dụ như:

Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q): Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Mục đích của C/Q là để chứng minh sản phẩm sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo sản phẩm đó.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật : là một loại văn bản quan trọng chứng minh hàng hóa xuất khẩu đã được kiểm dịch đảm bảo không có dịch bệnh, sâu hại phát tán xâm nhập vào quốc gia nhập khẩu.

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. C/O hợp lệ sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Do đó khi chuẩn bị nhập khẩu một mặt hàng nào đó C/O thì cần kiểm tra và đối chiếu các số liệu, để tránh bị sai lệch số liệu C/O, hoặc phải xác minh lại C/O rất mất thời gian.

23

Giấy xác nhận hun trùng: là chứng từ bắt buộc với một số mặt hàng khi tiến hành xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, hàng dễ bị mối mọt, nấm mốc,... Chứng nhận hun trùng được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng. Hun trùng là một biện pháp thường được sử dụng xịt hóa chất xử lý mối, mọt, nói chung là các loại côn trùng có thể có (các loại tuyến trùng, giun nhỏ,.), để khử trùng hàng làm bằng gỗ hoặc có liên quan đến gỗ để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa, phòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ giữa các quốc gia trên thế giới. Hun trùng không hề có ảnh hướng tới hàng hóa khi gửi về chất lượng cũng như hình dáng. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên các container thường có thời gian trên 24 giờ, có mùi ẩm mốc và xuất hiện nhiều vi khuẩn. Do đó, để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh và các tác nhân gây hại, các công ty và doanh nghiệp cần làm giấy chứng nhận khử trùng để cam kết khử trùng và đảm bảo vệ sinh và chất lượng của hàng hóa.

Một số các thị trường đứng đầu nhập khẩu của thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản thì họ đặt ra thêm các quy định đặc biệt và khắt khe hơn đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu như:

Quy định về nhãn mác

Quy định về an toàn thực phẩm: mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Quy định về kiểm dịch thực vật

Một phần của tài liệu 863 rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường mỹ của các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w