hiệu quả cao.
Nhà khoa học học đóng vai trò hỗ trợ quá trình phát triển ngành nông sản Việt. Nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ cho cây trồng, học tập những kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến của các ngành nông nghiệp khác trên thế giới. Bên cạnh đó, nhà khoa học cần hỗ trợ người dân trong việc giải quyết, chữa các bệnh xuất hiện trên cây trồng, hướng dẫn người dân các công đoạn bón phân và dùng thuốc bảo vệ thực vật sao cho phù hợp mà vẫn đạt yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà kinh doanh đóng vai trò đảm bảo đầu ra, đưa nông sản Việt Nam có mặt tại các thị trường lớn trên thế giới. Hỗ trợ, đầu tư vốn để người dân ứng dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP vào nuôi trồng sản xuất nông sản. Không những đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tạo công ăn việc làm cho người nông dân trong nước.
3.3 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.3.1 Ứng dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP vào hoạt động sản xuất nôngsản sản
Nông sản nước ta khi xuất khẩu ra các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều gặp chung một vấn đề chính là chất lượng nông sản có đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật hay không. Hơn nữa các thị trường này không chỉ giám sát chất lượng nông sản tại điểm cuối cùng ở cửa khẩu mà còn giám sát từ đầu quy trình nuôi trồng cho đến khi có thành phẩm cuối cùng. Sản phẩm không những phải đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu phải trong ngưỡng cho phép, được chiếu xạ trước khi xuất khẩu mà còn phải đảm bảo 100% là sản phẩm sạch hữu cơ. Để khắc phục được những vấn đề trên thì việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP vào hoạt động trồng và chăm sóc nông sản là một trong những giải pháp tốt ưu nhất. Để làm được điều này cần có sự kết hợp giữa cả doanh nghiệp và người nông dân, bởi người nông dân chính là người trực tiếp chăm sóc và tham gia vào quy trình nuôi trồng nông sản cho đến khi thu hoạch.
50
* Ứng dụng quy trình VietGap
VietGAP là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam, gồm những quy định về trình tự và cách nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch, sơ chế, chế biến nông sản sạch và an toàn. Đặc biệt là việc ghi chép lại trong quá trình từ khâu nuôi trồng ban đều đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp nhập khẩu dễ dàng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Việc áp dụng quy trình đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp, không những lợi ích kinh tế đem lại cao, không gây ô nhiễm môi trường, đất nuôi trồng nhanh hồi phục mà không bị bạc màu, đặc biệt là an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Trong những năm qua, mô hình VietGAP đã được Sở NN&PTNT áp dụng thành công tại nhiều vùng ở nước ta. Ví dụ như mô hình trồng rau sạch, an toàn tại các xã của tỉnh Nam Định đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho tình này. Các sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP tuy có giá cao hơn các sản phẩm khác trên thị trường song vẫn được người tiêu dùng đón nhận bởi độ an toàn, vệ sinh.
* Ứng dụng quy trình GlobalGAP
Quy trình GlobalGAP cũng có những yêu cầu tương tự như quy trình VietGAP nhưng đòi hỏi sự giám sát khắt khe hơn trong quá trình nuôi trồng và sản xuất nông sản của các doanh nghiệp. Mặc dù, tiêu chuẩn GlobalGAP đòi hỏi rất nhiều các chi tiết song khi nông sản đáp ứng được đầy đủ quy trình này thì sẽ có thể dễ dàng xuất khẩu sang những thị trường cao cấp, lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản...
Khi thực hành quy trình GlobalGAP cần lưu ý:
Nguồn đất nuôi trồng và nguồn nước phục vụ cho tưới cây phải sạch, không bị ô nhiễm, tránh ảnh hưởng đến cây trồng.
Giống cây trồng nông sản phải được lựa chọn kỹ càng từ các giống cây khỏe, không có sâu bệnh, và đặc biệt phải là giống cây từ cây trồng được chăm sóc sạch, không có ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu, hoàn toàn phải chăm sóc hữu cơ. Giống cây càng tốt, cây trồng mới được khỏe, sạch và sản phẩm cuối cùng không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
51
Liều lượng, sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực phải có trong danh mục cho phép, liều lượng vừa đủ. Chủ yếu là những phân bón hữu cơ, an toàn cho người sử dụng và không gây hại cho môi trường.
Người trồng phải ghi chép về toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chọn giống, trồng đến khi thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Phòng trừ trường hợp sự cố về ATVSTP xảy ra.
Cũng giống như tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng lên với mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe và phúc lợi xã hội cho người lao động, bảo vệ môi trường xung quanh và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn này là tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường và bảo vệ nông sản khỏi tác động từ 4 mối nguy: mối nguy về sinh học, mối nguy về hóa học, mối nguy về vật lý và mối nguy liên quan đến lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, còn đem lại hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất nông nghiệp, tạo lập một ngành nuôi trồng nông sản bền vững. Hơn hết, sản phẩm nông sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và có mặt tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...