Quy trình đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu 860 quy trình kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho tại công ty TNHH sáng tạo việt (Trang 68 - 72)

Để đánh giá rủi ro hàng tồn kho của DN chúng ta cần thiết lập quy trình đánh giá rủi ro một cách chi tiết, có hệ thống theo các bước cụ thể

Thiết lập phạm vi rủi ro và nhận dạng rủi ro

Nhận biết rủi ro trong khoảng lợi ích đã được lựa chọn trước: Đánh giá chung môi trường

bên trong của DN (dựa trên nguồn lực hữu hình, vô hình của DN, năng lực doanh nghiệp,

chức năng quản trị, hoạt động của bộ phận kho và các bộ phận khác có liên quan), đánh giá các điểm mạnh yếu của DN, đánh giá rủi ro từ môi trường kinh doanh.

Liệt kê đầy đủ và chi tiết các hoạt động tại bộ phận kho (liệt kê theo cơ cấu từ trên xuống

dưới của bộ phận hoặc liệt kê theo trình tự hoạt động, công việc liên quan tại bộ phận để tránh bỏ qua, thiếu sót một hoạt động nào).

Nhận dạng rủi ro dựa vào việc kiểm tra những rủi ro tồn tại sẵn. Đối với mỗi bước công việc được liệt kê; chúng ta cần xác định các nguy cơ (mối nguy) có thể gây ra rủi ro. kết hợp các vấn đề trên; sau đó là xác định các rủi ro có thể xảy ra dựa trên các nguy cơ trên.

Ví dụ đánh giá rủi ro bộ phận kho theo trình tự hoạt động từ nhập cho đến xuất hàng, thì

tại từng khâu, liệt kê đầy đủ các hoạt động và nêu ra những rủi ro tiềm tàng. Ví dụ tại khâu xuất hàng khi nhân viên xuất hàng cần làm những thao tác nhập rút gì? Rủi ro tại khâu này là gì? (Nhân viên có thể gian lận bằng những cách nào, tìm cách phòng ngừa rủi ro)

Đánh giá rủi ro

Xác định tỷ lệ các sự cố kể từ khi các thông tin thống kê không chứa đựng tất cả các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ

1 Rất hiếm xảy ra Xảy ra 1 lần trong 5 năm

2 Khó xảy ra Xảy ra 1 lần trong 3 năm

3 Có thể xảy ra Xảy ra 1 lần trong năm

4 Rất có thể xảy ra Xảy ra 1 lần trong quý

Khả năng xảy ra Hậu quả Rất hiếm xảy ra (1) Khó xảy ra (2) Có thể xảy ra (3) Rất có thể xảy ra (4) Thường xảy ra (5) Rất thấp (1) 1 2 3 4 5 Thấp (2) 2 4 6 8 10 Trung bình (3) 3 6 9 12 15 Cao (4) 4 8 12 16 20 Rất cao (5) 5 10 15 20 25

Bảng 3.2: Xác định cấp độ rủi ro

Chọn phương án xử lý rủi ro

Tránh rủi ro

Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro. Có thể áp dụng các biện pháp để xử lý

tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn vì việc không tham gia vào kinh doanh để tránh rủi ro cũng có nghĩa là đánh mất khả năng tìm kiếm lợi nhuận (ví dụ công ty chọn chỉ tập trung quản lý một cơ sở duy nhất, một kho hàng duy nhất của DN, không mở rộng chi nhánh mới, tuy có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh và hàng hóa một cách chặt chẽ, tuy nhiên sẽ mất đi cơ hội tiếp cận một lượng đối tượng khách hàng)

• Giảm thiểu rủi ro

• Chuyển giao rủi ro

Đưa rủi ro sang cho người khác như mua dịch vụ bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển, mua bảo hiểm cháy nổ, ngập úng cho DN, sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng

Lập kế hoạch quản lý và quản lý rủi ro

Lựa chọn các phương pháp thích hợp để đo lường các rủi ro

Việc quản lý rủi ro phải được thực hiện bởi cấp quản lý thích hợp. Ví dụ rủi ro liên quan

đến hàng tồn kho của công ty phải đo cấp quản lý cao nhất quyết định

Kế hoạch quản lý rủi ro sẽ tạo ra các phương pháp kiểm soát hiệu quả và thích hợp để quản lý rủi ro

Sau khi lập kế hoạch quản lý rủi ro cần phân công người quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động ngăn ngừa rủi ro trong doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm

thiểu rủi ro đã nêu ra.

Một phần của tài liệu 860 quy trình kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho tại công ty TNHH sáng tạo việt (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w