THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 853 phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tại việt nam (Trang 31)

6. Kết cấu đề tài:

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát

Trong thời đại 4.0 hiện nay, xu hướng thế giới phang trở nên phổ biến gắn kết mọi người trên thế giới lại với nhau. Việc trao đổi thông tin cũng như hàng hóa xuyên biên giới không còn gặp nhiều khó khắn như những thế kỷ trước, đó một phần là nhờ vào hoạt động Logistics. Nhìn nhận được tầm quan trọng của hoạt động Iogitics Việt Nam ta cũng không ngừng xây dựng và cải thiện hệ thống hậu cần nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, cải thiện cán cân thanh toán và nhu cầu thị trường lao động trong nước.

2.1.1.1 Vị thế cạnh tranh

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các quốc gia tạo điều kiện cho nước ta phát triển khi nhận được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Tại các quốc gia phát triển có xu hướng gia công tại các quốc gia Châu Á để giảm chi phí lao động và nguyên vât liệu đầu vào và từ đó hoạt động logistics ngày càng được coi trọng.

Trong những năm gần đây hoạt động logistics nước ta được chú trọng tập chung phát triển. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ tăng trưởng của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây tương đối cao, chiếm 15% với quy mô hơn 40 tỷ USD/năm; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60- 70%, chiếm xấp xỉ 5% GDP cả nước. Những con số này cho thấy sự năng động tại thị trường logistics trong thập kỷ qua. Bên cạnh đó, những năm gần đây Việt Nam luôn đạt được vị trí cao trong bảng xếp hạng chỉ số hoạt động logistics (LPI - Logistics performance index) trên thế giới.

Kể từ lần đầu tiên được đánh giá và xếp hạng trên thế giới năm 2007 cho đế nay nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hậu cần. Bắt đầu từ năm 2007 Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đến năm 2020 Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiêm kỳ 2020- 2021, việc tham gia và nắm giữ các chức vụ quan trọng trong các tổ chức quốc tế đ làm tăng uy tín và tên tuổi Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, thương mại quốc tế, góp phần vào sư phát triển chung của ngành dịch logistics cả nước.

2012 2.65 2.68 3.64 2.68 3.14 3.00 53

2014 2.81 3.09 3.49 3.11 3.22 3.15 48

2016 2.75 2.88 3.50 2.70 3.12 2.98 64

Nhìn vào bảng xếp hạng có thể thấy rõ năm 2016 nước ta có sự sụt giảm mạnh so với các năm trước đó, một phần là do những chính sách thắt chặt thủ tục hải quan và luật thương mại quốc tế. Nhưng nhờ đó đến năm 2018 nước ta dã đứng ở vị trí 39 trên bảng xếp hạng. Năm 2018 đánh dấu sự phát triển toàn diện của ngành logistics, trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc), và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hoá (xếp hạng 34, tăng 41 bậc). Đây là hiệu quả khi các tổ chức doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ tiến tiến hỗ trợ con người trong lĩnh vực hậu cần, với tỷ lệ từ 15-20% vào năm 2015-2016 đã tăng lên 40-50% vào 2017- 2018 (theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - VLA).

Việt Nam xếp thứ 39 trên thế giới và thứ nhất trong top 10 nhóm nước thu nhập bình quân thấp trong năm 2018. Theo xếp hạng này, bước đầu chúng ta đã hoàn thành một mục tiêu mà Quyết định 200/QĐ-TTg, ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt là “Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên”. Để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thế giới., nhà nước và các doanh nghiệp không chỉ tập trung phát triển một mặt mà còn chú trọng vào các yếu tố như: thông quan, cơ sở hạ tầng, giao hàng,... được phát triển đồng đều giúp cho VN vươn lên vị trí thứ 3 trong khu vực Asean.

xếp Quốc

gia xếp Jθgistics nội .Ggistics Hoạt Thay đổi

hạng hạng địa quốc tế động của xếp hạng tổng DN 2 Ấn Độ 7.3 3 8.19 7.16 5.59 0 3 Indonesia 6.0 3 6.61 6.11 6.05 1 4 UAE 6.2 9 5.63 5.59 9.06 -1 5 Malaysia 6.1 5.41 5.87 8.24 0 6 Saudi Arabia 5.9 5 5.35 5.53 8.04 0 7 Mexico 5.9 1 5.33 6.70 5.46 1 8 Việt Nam 5.6 7 5.04 6.41 5.44 3 9 Quatar 5.6 5.38 4.84 7.97 -2 10 Turkey 5.6 1 5.22 6.06 5.50 0

Biểu đồ 2.1: Chỉ số LPI các nước Đông Nam Á 2018

■ Giao hàng ■ Thời gian ■ Hạ tầng ■ Thông quan

Nguồn: World Bank

Theo khảo sát của VLA trong năm 2017-2018 các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tăng cường đầu tư, áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong việc vận hành logistics với tỷ lệ hơn 50% góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh so với các nước trên thế giới.

Cuối năm 2019 - 2020, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đã chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 khiến cho hoạt động thương mại trong và ngoài nước bị đình trệ. Mọi hoạt động tập trung phục vụ các thiết bị y tế liên quan đến phòng dịch, hoạt động logistics thương mại điện tử bị quá tải do nhu cầu mua sắm tiêu dùng trong nước tăng cao khi có chính sách dãn cách toàn xã hội. Các doanh nghiệp logistics đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian này đặc biệt là các hẵng vận tải hàng không. Theo báo cáo của VLA trong năm 2020 có khoảng 15% doanh nghiệp sụt giảm hơn nửa doanh thu so với cùng kỳ năm 2019, nhiều doanh nghiêp phải giải thể do không trụ vững trong thời kì dịch bệnh. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của chính phủ như giảm thuế, đơngiản h óa các thủ tục,... đã giúp cho hoạt động logistics tại Việt Nam hồi phục nhanh chóng.

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng thị trường mới nổi 2021

Trong tình hình dịch bệnh các doanh nghiệp Việt vẫn đang làm tốt vai trò của mình, linh hoạt thay đổi cơ cấu thích ứng với sự biến động của thị trường. Theo thống kê của nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng đầu thế giới Agility công bố, Việt Nam lọt top 10 quốc gia mới nổi trong lĩnh vực logistics 2021, đứng vị trí thứ 8 - tăng 3 hạng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực, Việt Nam có ưu thế về địa lý vị trị, là trung tâm giao thương trên thế giới với đường bờ biển dài và rộng cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nên nước ta đã vươn lên thứ 8 dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy cơ hội logistics nội địa thấp nhất trong top 10 nước - 5.04 điểm, một phần là do các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự đầu tư công nghệ cao phục vụ hoạt động logistics trong nước cùng với các sàn thương mại điện tử xuất hiện ở nước ta khá muộn khiến cho hoạt động trong nước còn nhiều vướn mắc giữa các khâu. Nhưng sau tác động của dại dịch thì hoạt động E-logstics của nước ta đã trưởng thành và hoàn thiện hơn. So với năm 2019, chỉ số logitics nội địa đã tăn 0.16 điểm cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp để phát triển trong thời kỳ biến động đầy khó khăn như trong 2 năm 2019-2020 vừa qua.

2.1.1.2. Doanh nghiệp Logistics

Theo báo cáo quý 3/2020 của Tổng cục thống kê, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng đến hoạt động logistics nước ta. Cụ thể, tính đến tháng 9/2020 số DN vận tải mới đăng ký kinh doanh giảm 5,3% so với năm 2019, bên cạnh đó do tình hình đóng băng dịch vụ vận chuyển trên giới khiến cho gần 500 công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi đóng cửa. Trong thời kỳ Covid khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng các hình thức đường bộ, đường thủy, đường không đều giảm so với cùng kì năm ngoái nhưng bên cạnh đó vận tải hàng hóa nội địa tăng mạnh do nhu cầu mua sắm online tăng.

Theo thống kê từ tháng 4/2020 khi bùng dịch trở lại các hoạt động dịch vụ vận tải luôn giảm và bắt đầu tăng trở lại vào cuối tháng 9 vừa qua. Trong các phương thức vận tải thì hàng không được xem như thiệt hại nặng nhất do biện pháp hạn chế đi lại và giao thương giữa các quốc gia. Các DN vận tải tập trung vào thị trường trong nước, cải thiện mô hình logistics nội địa. Đây cũng được coi như mặt sáng đối với ngành logistics nước ta khi từ trước đến nay điểm số thị trường logistics nội địa luôn bị đánh giá thấp trên trường quốc tế.

Hiện nay nước ta có khoảng 3,000 doanh nghiệp logistics theo thống kê của Hiệp hội logistics bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Mặc dù nước ta gia nhập WTO nhưng các doanh nghiệp trong nước không nhiều tập trung vào các hình thức 1PL, 2PL và 3PL là chủ yếu chiếm 16% và có tới 75% là doanh nghiệp nước ngoài hội nhập vào Việt Nam. Có thể thấy các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics nước ta còn nhỏ lẻ, chưa có mối liên kết với nhau để có thể phát triển toàn ngành.

Theo thống kê của VLA các công ty cung cấp dịch vụ logistics khá đa dạng, bao gồm nội địa (52%) và quốc tế chủ yếu tập trung ở khu vực ASEAN chiếm 67%, Trung Quốc xấp xỉ 59%, Nhật Bản (50%), EU (45%), Hàn Quốc (43%) và Hoa Kỳ (38%) đây là những thị trường chính nước ta xuất khẩu trong thời gian gần đây. Bên cạnh dó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những công ty lớn có nhiều năm kinh nghiệm có thể ký kết với các hãng tàu lớn có quy mô toàn cầu, mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến. Khi nhận vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia, Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò như kho bãi, vận tải nội địa, đại lý thủ tục hải quan,.. .Vì các DN hiện nay mới chỉ đang

khai thác những yếu tố có sẵn như cầu cảng, kho bãi chưa có sự đầu tư toàn diện vào tài nguyên hay công nghệ cao khiến cho chi phí tăng, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh so với các công ty đa quốc gia. Mới đây tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020, nhận thấy thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, diễn đàn đã thảo luận chủ đề "Cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" và tập trung vào hai yếu tố: một là hạ tầng logistics - xu hướng và cơ hội; hai là chuyển đổi số trong logistics.

2.1.1.3. Trung tâm logis tics

“Trung tâm logistics (Logistics HUB) là một khu vực nơi thực hiện các hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ thể này có thể là người chủ sở hữu hoặc là người thuê sử dụng các cơ sở vật chất và trang thiết bị của trung tâm logistics như kho bãi, văn phòng, khu vực xếp dỡ hàng,.. .Trung tâm logistics cần phải có và được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động và dịch vụ của trung tâm. Trung tâm logistics cần được kết nối với các phương thức vận tải khác nhau như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không,.” (theo Hiệp hội Trung tâm Logistics châu Âu -Europlatforms European Association of Freight Villages).

Trung tâm logistics có vai trò quan trọng giúp cắt giảm chi phí logistics nâng cao hiệu quả cạnh tranh do đó Logistics HUB bao gồm các chức năng cơ bản như: lưu kho bãi, xếp dỡ hàng, gom hàng, logistics ngược,.Với những chức năng này đòi hòi trung tâm logistics phải được đặt ở những thành phố lớn gần trung tâm mua sắm hàng hóa, cầu cảng thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Tại Việt Nam hiện có các trung tâm logistics lớn ở các tỉnh Hải Phòng, Đà Nắng, Hồ Chí Minh và trong tháng 11 vừa qua dự án “ Trung tâm ICD Vĩnh Phúc” do tập đoàn T&T - VN và YCH Holding hợp tác xây dựng trung tâm logistics thông minh đầu tiên ở Việt Nam. Đây là hoạt động nổi bật khi VN làm chủ tịch ASEAN, với mạng lưới thông minh sẽ giúp nước ta có những bước nhảy vọt trong sự tăng trưởng trên cơ sơ phát triển thông minh, bền vững. Theo kế hoạch của Thủ tướng chính phủ về Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics cả nước định hướng sẽ phát triển các trung tâm logistics hạng I tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, phía đông bắc tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể “ Miền Bắc hình thành và phát triển 7 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics

chuyên dụng gắn liền với cảng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế. Miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 6 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế. Miền Nam hình thành và phát triển 05 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.” để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ cắt giảm chi phí logistics xuống còn 15% và hoạt động logistics sẽ đóng góp vào GDP cả nước 13- 15%.

2.1.2. Thuận lợi và rào cản đối với việc phát triển hoạt động logistics tạiViệt Nam Việt Nam

2.1.2.1. Thuận lợi

Nguồn nhân lực: ngành logistics hiện đang phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao cùng khả năng thích ứng và tiếp cận các công nghệ hiện đại một cách nhanh chóng. Theo thống kê của VLA hiện nước ta có khoảng 3,000 doanh nghiệp logistics nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 600-800 sinh viên được đào tạo đúng ngành ra trường khiến cho thị trường logistics đang thiếu hụt nhân lực trong những năm sắp tới. Hiện nay cả nước ta có hơn 30 trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành này và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới khi dự kiến trong năm 2030 cần tới 2 triệu nhân lực cho thị trường đang nổi này.

Chính sách nhà nước: nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống logistics trong thương mại quốc tế Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính phủ nước ta luôn nỗ lực mở cửa thị trường và tham gia các tổ chức trên thế giới, tính đến tháng 12/2020 nước ta đã kí 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và 2 hiệp định FTA đang trong giai đoạn đàm phán đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu trung bình hằng năm tăng, thị trường bán lẻ có lúc tăng đến 20%/ năm. Điều này đã góp phần hỗ trợ dịch vụ logistics hoạt động sôi nổi hơn trong những năm trở lại đây. Nước ta hiện nay đang tập trung đầu tư xây dựng hệ thống logistics trên cả nước nhằm tối thiểu hóa chi phí tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Các dự án hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư vào trung tâm logistics trên khắp cả nước là minh chưng cho thấy sự quan trọng của dịch vụ hầu cần đối với kinh tế VN trong thương mại quốc tế.

Công nghệ thông tin hiện đại: đáp ứng nhu cầu vận hành một cách tốt nhất, một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng phần mềm quản lý vận tải - Transport

Loại hình dịch vụ Mức độ sở hữu nước ngoài

Management System (TMS) giúp hỗ trợ ngươi dùng tìm và so sánh giá dịch vụ vận chuyển, đặt hàng và theo dõi đơn hàng. Với TMS sẽ giúp các DN tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả kinh doanh và có thể theo dõi được các phản hồi của khách hàng để có

Một phần của tài liệu 853 phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w