6. Kết cấu đề tài:
2.3.1. Vai trò của logistics đối với thương mại điện tử tại Việt Nam
Biểu đồ 2.5: Yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm trực tuyến
■ Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến
Nguồn: Bộ công thương Một trong những điểm khác biệt giúp cho thương mại điện tử phát triển như ngày nay đó là dịch vụ vận chuyển, giao hàng tận nhà chiếm 28% thông qua khảo sát người tiêu dùng. E-logictics tạo nên sự thành công của mua sắm online bởi nó đã tạo ra giá trị và đóng vai trò quan trọng đối với E-commerce.
a. Tính lưu thông trong chuỗi cung ứng: Hiện nay trên nền tảng mua bán trực tuyến có thể chia làm hai loại mặt hàng: sản phẩm vô hình có thể số hóa như phần mềm, dịch vụ tiện ích và sản phẩm hữu hình như đồ gia dụng, quần áo ,.. và những sản phẩm hữu hình này cần có logistics để vận chuyển đến tay người dùng. E- Iogistics chính là mắt xích quan trọng giúp kết nối và tối ưu hóa toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông trên phạm vi rất rộng từ trong nước cho đến quốc tế. E-logistics là sự phát triển cao hơn, hoàn chỉnh hơn của dịch vụ giao nhận kho vận và vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức
mới chỉ kết hợp các hình thức vận tải tạo ra sự tối ưu cho người bán và bên phân phối chứ chưa thực sự tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng.
b. Tiết kiệm chi phí, thời gian giao hàng: Khi trong chuỗi vận hành các bộ phận được chia nhỏ tập trung chuyên môn hóa nhiệm vụ của mình sẽ giúp tạo ra giá trị lớn cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Và việc giao nhận hàng được tập trung về các hãng vận chuyển mà không phải do người bán hay người mua đảm nhận, sẽ tạo ra sự cạnh tranh cho người bán, tiện ích cho người mua như tập trung hàng hóa để nhận và giao trong cùng một lần, phân loại và phân phối đến các cơ sở giao hàng gần nhất thuận tiện cho người nhận, thời gian giao hàng được ước tính tùy vào vị trí địa lý giúp người mua và bán có thể dễ dàng theo dõi, quản lý đơn hàng của mình trên trang hệ thống của hãng vận tải. Hệ thống E-logistics được tối ưu hóa tại các khâu đã mang lại nhiều tiện ích cho các bên tham gia mua sắm online và các trang TMĐT. Theo báo cáo của Worldbank trong những năm sắp tới quy mô thị trường logistics trong thương mại điện tử có thể lên đến 560 triệu đô.
c. Tạo niềm tin cho khách hàng: Mọi người đều biết việc mua sắm online diễn ra theo đúng nghĩa của nó, mọi thứ đều thực hiện một cách gián tiếp, người mua và người bán không cần gặp mặt nhau, họ có thể ở khắp nơi trên trái đất bán những thứ họ có, mua những thứ họ cần. Và làm cách nào để tạo niềm tin cho cả hai bên khi không thể gặp nhau, làm sao để đảm bảo được chất lượng hàng hóa khi chưa nhìn thấy. E- logistics chính là mắt xích đảm bảo điều đấy, là sợi dây liên kết giữa người mua và ngươi bán. Thái độ và trách nhiệm của nhân viên logistics chính là yếu tố quyết định cho những lần đặt hàng sau vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong tương lai để TMĐT có thể phát triển một cách hiệu quả thì cần có hệ thống logistics hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải trong chuỗi cung ứng sau này.