6. Kết cấu đề tài:
2.3.2. Thực trạng hoạt động logistics của một số sàn thương mại điện tử tại Việt
Việt Nam
2.3.2.1. Doanh nghiệp hoạt động E-logistics
TMĐT phát triển là tiền đề cho sự tăng trưởng của hoạt động E-logistics. Hiện nay có một số doanh nghiệp logistics tham gia vào hoạt động giao nhận trên các sàn thương mại điện tử hiện nay và đang có thêm các hãng vận tải tham gia vào thị
trường đầy tiềm năng này.
Giao hàng tiết kiệm - GHTK
Giao hàng tiết kiệm là đơn vị vận chuyển phổ biến trên các trang thương mại điện tử hiện nay như Shopee, Lazada, Sendo,... Điểm đặc biệt của hãng này là chỉ nhận đơn hàng trên các trang web, API mà không thông qua tin nhắn hay gọi điện và hiện nay chỉ phục vụ các shop có nhu cầu giao hàng hóa chứ chưa tiếp cận đến các cá nhân. Công ty GHTK là công ty công nghệ cung cấp các dịch vụ giao hàng tận nơi, giao hàng trong ngày tập trung phục vụ người bán trên các trang thương mại điện tử. Với hơn tám năm tham gia trên thị trường giao nhận, hiện nay công ty đã có mặt khắp 63 tỉnh thành , với hơn 500.000 m2 tổng diện tích kho bãi, vươn lên dẫn đầu trong ngành vận tải thương mại điện tử.
Giao hàng nhanh - GHN
Đây là doanh nghiệp vẫn luôn cạnh tranh top đầu trong giao nhận TMĐT với giao hàng tiết kiệm quy mô khắp cả cả nước, có đa dạng hình thức vận chuyển đường hàng không, đường bộ, đường thủy, vận chuyển đa kênh, giao hàng nguyên chuyến đối với dịch vụ B2B trong và ngoài nước. Có hệ thống kho bãi, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao. GHN đươc biết đến với 3 ưu điểm lớn: giao hàng nhanh - đúng như tên gọi của hãng, hệ thống website và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Với quy trình quản lý và điều phối chuyên môn hóa cao GHN đã được nhiều doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn để hoàn thành đơn hàng của mình.
Viettel Post
Không kém cạnh gì so với hai đối thủ cạnh tranh của mình, Viettel Post với sự hỗ trợ của tập đoàn Viettel đã mở rộng chi nhánh trên khắp cả nước với đa dạng các loại dịch vụ: chuyển phát nhanh, bưu điện, ship COD, . Ngoài sự nhanh chóng khi giao hàng Viettel Post còn đảm bảo sự an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, khi giao hàng tận nhà người nhận phải ký xác nhận trên bưu kiện. Hiện nay dịch vụ “giao hàng hỏa tốc” của hãng được coi là nhanh nhất đối với các đơn nội thành thông qua một quy trình vận hành bài bản đảm bảo cho hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất theo đúng cam kết của công ty đưa ra.
Việt Nam Post - VNP
trang thương mại điện tử. Ra đời từ năm 2007, hiện nay VNP đã có khoảng 1000 bưu cục quản lý và chuyển phát trên khắp đất nước, 5 bưu cục khai thác quốc tế đặt tại các thành phố lớn. Bên cạnh Việt Nam Post còn là thành viên của tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), là đối tác với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: Prudential, Jetstar Pacific, Vietnam Airlines, AirMekong, Western Union, Daiichi-life, HSBC, ABBank,... Trong giai đoạn hiện nay, VNP đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ e-logistics nhằm mở rộng thị phần tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường E-commerce với kinh nghiệm lâu năm là thế mạnh của mình.
DHL
Là một hãng chuyển phát nhanh đến từ Đức hiện tại đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang cung cấp trên toàn hệ thống là: DHL Express, DHL E-commerce, global forwarding, supply chain, DHL Parcel, DHL Frieght. Là một doanh nghiệp lớn trên thế giới, DHL tiến vào thị trường VN đã nhanh chóng đưa tên tuổi của mình đi lên top đầu những doanh ghiệp logistics uy tín tại Việt Nam trong năm 2020.
J&T Express
Đây là một hãng vận tải mới, gia nhập thị trường từ năm 2015. Tuy mới tham gia lĩnh vực vận tải thương mại điện tử nhưng hiện đã có mặt ở khắp 63 tỉnh thành với khoảng 1900 bưu cục hoạt động trên khắp cả nước, không thua kém gì so với đàn anh của mình. Nhưng nhược điểm của J&T là giao hành chậm và vì là thương hiệu mới nên ít người biết đến, hệ thống vận hành chưa được tối ưu như các hãng vận chuyển khác.
Ở J&T có một điểm khác biệt tạo ưu thế so với các nhãn hàng khác là người mua sắm online có thể đổi hàng mà không cần đến bưu cục, chỉ cần thao tác trên điện thoại nhân viên của J&T sẽ đến tận nhà nhận hàng đổi trả và giao lại cho bạn theo đúng quy trình ban đầu. Và hiện nay J&T đang là công ty duy nhất thực hiện được điều này. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của hãng nếu J&T tiếp tục duy trì chính sách này.
Tiki
Đây là hãng vận chuyển của trang thương mại điện tử Tiki. Việc hãng thành lập riêng và sử dụng duy nhất hãng vận chuyển của mình đã giúp cho hệ thống vận
chuyển của Tiki tốt hơn so với các trang thương mại khác với các hình thức giao hàng 2h, giao hàng tiết kiệm và giao hàng tiêu chuẩn có thể phục vụ đa dạng nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt với hình thức Tiki Now kể cả khi người bán ở trong miền nam cũng có thẻ đảm bảo hàng được giao cho bạn trong đúng hai tiếng. Với quy trình khép kín từ nhận hàng, đóng gói, giao hàng do tiki thực hiện cộng với hiện tại hãng có tám kho hàng lớn tập tập trung ở các thành phố lớn giúp đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Năm 2018 Tiki đã từng hợp tác với Google trong sự án “ Thành phố tết” đã cho thấy những ưu thế trong hoạt động E- logistics của hãng.
Ninja Vận
Một công ty vận chuyển được thành lập tại Singapore và tham gia thị trường VN từ năm 2015 với quan điểm rõ ràng “ Không phát triển bằng mọi giá mà tập trung vào con người, khách hàng và xây dựng hệ thống dịch vụ quanh họ”. Ninja Vận tập trung đầu tư vào công nghệ tiên tiến trong vận chuyển như kết nối API, hay giảm tải đơn hàng có khối lượng lớn qua phần mềm CSV. Đến nay Ninja vận đã có một hệ thống logistics hoàn chỉnh trên khắp cả nước, hãng đang tham gia giao hàng trên hai ứng dụng Shopee và Lazada, phục vụ người tiêu dùng cả trong và ngoài giờ hành chinh.
2.3.2.2. Hoạt động logistics tại sàn thương mại điện tử Lazada
Lazada Việt Nam trực thuộc tập đoàn Rocket Internet của Đức tuy mới chỉ tham gia thị trường thương mại điện tử được chín năm nhưng với lợi thế cạnh tranh trực tiếp là hệ thống giao hàng nội bộ Lazada Express (LEX VN) đã đem đến vị thế nhất định cho hãng trong thời điểm hiện nay. Việc hình thành hệ thống logistics nội bộ từ rất sớ kết hợp với các hãng vận chuyển khác đã giúp Lazada vươn lên vị trí thứ 2 về mức độ phổ biến tại Việt Nam. Hàng hóa trên Lazada chủ yếu được giao bằng LEX chiếm 65% và trong tương lai công ty sẽ tăng con số này cao hơn để giảm bớt chi phí thuê ngoài. Các hãng vẫn chuyến bên thứ ba hay LEX khi giao hàng thì người dùng đều có thể theo dõi hàng hóa trên hệ thống dựa vào phần mềm Tracking, điều này giúp cả người mua và người bán dễ dàng theo dõi hàng của mình trên ứng dụng.
Logistics luôn là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển của Lazada để đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm tối ưu nhất. Phép cộng khó nhất phải thực hiện cho bằng được khi chuyển hàng đến tay khách chính là: Nhanh nhất + Tốt nhất + Rẻ nhất. Thường thì phép toán này chỉ có thể cộng được 2 yếu tố. Ví dụ muốn nhanh, muốn rẻ thì không thể tốt và ngược lại. Nhưng với Logistics Lazada thì phải làm sao để 3 yếu tố này bắt tay với nhau”. Với nguồn đầu tư từ công ty mẹ - trước đây là Rocket Internet và hiện là Alibaba đã giúp cho hệ thống vận hành của Lazada trở nên hoàn thiện hơn đặc biệt là trong khâu giao nhận. Để đáp ứng nhu cầu đặt hàng hiện nay của người tiêu dùng Lazada cũng tung ra các gói vận chuyển khác nhau như: phương thức giao hàng tiết kiệm, giao hàng tiêu chuẩn, giao hàng hỏa tốc trong 24h. Nhưng phương thức giao hàng hỏa tốc của Lazada vẫn còn nhiều hạn chế khi nó chỉ áp tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nang và hàng hóa phải dưới 15kg.
Vì Lazada vẫn đang tập trung vào hệ thống E-logistics nội bộ nên những vấn đề liên quan đến giao nhận của các hãng vận tải liên doanh vẫn chưa được xử lý triệt để, chủ yếu sẽ do bên tổ chức vận tải tiếp nhận từ người dùng. Và dĩ nhiên những ưu đãi về chi phí vận chuyển sẽ được tập trung cho LEX khiến cho các hãng vận chuyển như VN Post, GHTK, GHN bị mất lợi thế cạnh tranh. Từ đây có thể thấy Lazada nên đầu tư công nghệ trong khâu lưu kho, giao nhận như hệ thống kho thông minh, hệ thống theo dõi và xử lý hàng tồn kho nếu muốn phát triển hệ thống logistics nội bộ của riêng mình
2.3.2.3. Hoạt động logistics tại sàn thương mại điện tử Shopee
Hiện nay có 9 công ty vận tải hợp tác với Shopee trong quá trình giao nhận hàng hóa. Hầu hết các doanh nghiệp vận tải hợp tác với Shopee đều có mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước, đa dạng các loại hình vận chuyển như giao hàng hỏa tốc, giao hàng tiêu chuẩn,... Liên kết giữa doanh nghiệp vận tải và Shopee đều tuân thủ theo các quy định, quy trình của doanh nghiệp đề ra. Và cho đến nay chỉ có Shopee là trang có nhiều công ty vận tải tham gia nhất đã góp phần tạo ra sức cạnh tranh so với các đối thủ khác. Cũng giống Lazada, Shopee đang xây dựng cho mình hệ thống logistics nội bộ để tăng sức cạnh tranh và giảm thiểu chi phí thuê dịch vụ ngoài. Trong quá trình tham gia mua bán trên các trang ứng dụng thì cả người mua
và người bán đều phải đăng ký các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, số điện thoại người dùng để thuận tiện cho bên vận tải làm việc. Và thông tin này được coi là mặc định khi bạn đặt hàng trên các web và hàng hóa sẽ được lấy và giao tới địa chỉ mà bạn đã đăng ký với Shopee. Chính sách giao nhận của Shopee bao gồm:
- Sau khi nhận được đơn hàng từ Người Mua, Shopee sẽ chuyển thông tin đơn hàng đó đến Người Bán và xác nhận hình thức giao dịch.
- Nếu Người Mua đặt đơn hàng "Thanh toán trước qua thẻ tín dụng", Người Bán sẽ tự sắp xếp vận chuyển hàng hóa đến địa chỉ mà Người Mua đã đăng ký mà không sử dụng dịch vụ vận chuyển do Shopee hỗ trợ.
- Nếu hai bên đồng ý sử dụng dịch vụ vận chuyển của Shopee, Shopee sẽ cử đơn vị vận chuyển tới chỗ Người Bán và vận chuyển sản phẩm đó tới địa chỉ đăng ký của Người Mua.
- Thời gian giao hàng được bắt đầu tính từ lúc đơn hàng được Người Bán giao cho đơn vị vận chuyển thành công tới khi đơn vị vận chuyển liên hệ lần đầu tiên với Người Mua để giao hàng. Thời gian có thể dao động từ 1-3 ngày đối với nội thành, 4-7 ngày đối với vận chuyển khác tỉnh thành tùy vào vị trí đại lý giữa người mua và người bán.
Sau khi giao hàng thành công Shopee tiếp tục có dịch vụ chăm sóc khách hàng, đổi trả hàng hóa và các bên thực hiện dịch vụ vận chuyển sẽ hỗ trợ người mua chuyển hàng về cho người bán đổi trả và tiếp tục giao lại hàng theo đúng quy trình nếu có. Trong quá trình vận chuyển cả 2 bên mua và bán đều có thể theo dõi tiến trình giao hàng trên ứng dụng Shopee hoặc tra cứu trên trang web của hãng vận tải mà mình đã chọn. Điều này rất thuận tiện cho cả hai bên, tăng tính minh bạch và thuận tiện trong việc giao nhận hàng từ đó bạn có thể dự đoán thời gian hàng đến nơi.
Khi các hãng vận chuyển tham gia càng nhiều thì sẽ càng có lợi cho người tiêu dùng, chi phí vận chuyển cạnh tranh. Hiện nay chi phí cho một đơn hàng giao động từ 30-100 nghìn khi vận chuyển trong nước và 100-200 nghìn đối với hàng hóa quốc tế và còn tùy thuộc vào khối lượng, số lượng sản phẩm bạn mua. Người bán và Shopee luôn khuyến khích người mua mua thêm hàng để giảm chi phí vận chuyển hoặc tung ra những voucher miễn phí vận chuyển nếu bạn đạt giá trị đơn hàng tối
thiểu hoặc thanh toán bằng ví điện tử.