Thuận lợi và rào cản đối với việc phát triển hoạt động logistics tại Việt

Một phần của tài liệu 853 phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tại việt nam (Trang 38 - 49)

6. Kết cấu đề tài:

2.1.2. Thuận lợi và rào cản đối với việc phát triển hoạt động logistics tại Việt

Việt Nam

2.1.2.1. Thuận lợi

Nguồn nhân lực: ngành logistics hiện đang phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao cùng khả năng thích ứng và tiếp cận các công nghệ hiện đại một cách nhanh chóng. Theo thống kê của VLA hiện nước ta có khoảng 3,000 doanh nghiệp logistics nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 600-800 sinh viên được đào tạo đúng ngành ra trường khiến cho thị trường logistics đang thiếu hụt nhân lực trong những năm sắp tới. Hiện nay cả nước ta có hơn 30 trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành này và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới khi dự kiến trong năm 2030 cần tới 2 triệu nhân lực cho thị trường đang nổi này.

Chính sách nhà nước: nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống logistics trong thương mại quốc tế Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính phủ nước ta luôn nỗ lực mở cửa thị trường và tham gia các tổ chức trên thế giới, tính đến tháng 12/2020 nước ta đã kí 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và 2 hiệp định FTA đang trong giai đoạn đàm phán đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu trung bình hằng năm tăng, thị trường bán lẻ có lúc tăng đến 20%/ năm. Điều này đã góp phần hỗ trợ dịch vụ logistics hoạt động sôi nổi hơn trong những năm trở lại đây. Nước ta hiện nay đang tập trung đầu tư xây dựng hệ thống logistics trên cả nước nhằm tối thiểu hóa chi phí tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Các dự án hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư vào trung tâm logistics trên khắp cả nước là minh chưng cho thấy sự quan trọng của dịch vụ hầu cần đối với kinh tế VN trong thương mại quốc tế.

Công nghệ thông tin hiện đại: đáp ứng nhu cầu vận hành một cách tốt nhất, một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng phần mềm quản lý vận tải - Transport

Loại hình dịch vụ Mức độ sở hữu nước ngoài

Management System (TMS) giúp hỗ trợ ngươi dùng tìm và so sánh giá dịch vụ vận chuyển, đặt hàng và theo dõi đơn hàng. Với TMS sẽ giúp các DN tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả kinh doanh và có thể theo dõi được các phản hồi của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Hay như sử dụng định vị GPS nhằm theo dõi quá trình vận chuyển và tối ưu hóa tuyến đường. Hệ thống quản lý kho hàng - Warehouse Management System (WMS) hỗ trợ các công ty vận tải theo dõi và quản lý mức tồn kho, đơn hàng và hoạt động bán hàng, .... Việc áp dụng các phần mềm hiện đại đã giúp các DN giải quyết được vấn đề lớn về chi phí và thời gian trong chuỗi cung ứng.

2.1.2.2. Rào cản

Theo đánh giá mới nhất của doanh nghiệp Agility năm 2021 (bảng 2.2) Việt Nam lọt top 10 thị trường mới nổi nhưng trên bảng xếp hạng này VN lại có điểm đánh giá logistics nội địa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thấp nhất ở mức 5.04 và 5.44/10. Đây chỉ là mức điểm trung bình cho thấy dịch vụ này ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và những rào cản sau đây khiến việc phát triển của các DN logistics gặp nhiều khó khăn:

a. Cơ sở hạ tầng: năm 2019 Vietnam Report đã đưa ra đánh giá cơ sở hạ tầng là thách thức lớn nhất hiện nay đối với các chủ công ty với con số 81,8% đánh giá khảo sát từ các DN. VN trong những năm gần đây đã đưa những biện pháp cải thiện cơ sở hữu hạ tầng những vẫn chưa giải quyết được vận đề này. Việc chưa thể đồng bộ hệ thống giao thông cũng như công nghệ thông tin dẫn đến vận tải đa phương thức gặp nhiều trở ngại làm tăng chi phí hoạt động - đây là là một trong các lý do khiến cho chi phí logistics của Việt Nam cao hơn các nước khác. Nước ta cần xây dựng các kho bãi, cầu cảng và hệ thống giao thông ở Logistics HUB nhằm cải thiện nhu cầu nội địa đặc biệt là E- logistics khi hoạt động TMĐT đang ngày càng phát triển.

b. Thiếu hụt lao động chuyên sâu: như đã nói ở trên ngành nghề logitics hiện đang rất phát triển thu hút lượng sinh viên theo học ngành này ngày càng nhiều nhưng bên cạnh đó thị trường lại đang thiếu hụt lao động chuyên sâu, hiện nay thị trường logistics chủ yếu là những người trẻ năng động nhưng lại thiếu kinh nghiệm đặc biêt là ở các cấp quản trị cao như quản lý, chuyên viên cấp cao có kiến thức trong CNTT, kinh doanh quốc tế, luật quốc tế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh, tài sản của DN khi có những tranh chấp quốc tế xảy ra. Vì vậy mục tiêu trong 5 năm tới Việt Nam cần tập trung đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực ở các trường đại học, cao đẳng cải thiện chất lượng lao động trong lĩnh vực này.

c. Tính cạnh tranh: nước ta đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước trên thé giới nên mở các các ưu đãi với các công ty đa quốc gia nhằm thu hút FDI điều này lại khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong dịch vụ hậu cần nội địa lẫn quốc tế. Mới đây VN đã cam kết thực hiện hoạt động Logistics theo AFAS9 đối với cộng đồng kinh tế ASIAN.

biển)

Dịch vụ thuê tàu định hạn Tối đa 70% vốn pháp định

Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu biển Tối đa 70% vốn pháp định

Dịch vụ đại lý tàu biển Tối đa 49%

Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa Tối đa 51%

Vận tải hành khách đường sắt Tối đa 51%

Vận tải hàng hóa đường sắt Không hạn chế

Dịch vụ lai dắt tàu hỏa Tối đa 51%

Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu hỏa Tối đa 51%

Dịch vu hỗ trợ cho vận tải đường sắt Tối đa 51%

Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa đường bộ

Tối đa 70% nhưng 100% lái xe của

liên doanh phải là công dân VN Dịch vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vận

tải đường bộ

Tối đa 51% Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa vận chuyển bằng

đường biển, đường sắt, container

Tối đa 49%

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Khái quát về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Internet ra đời như một bước ngoặt lớn trong sự phát triển nhân loại giúp gắn kết thế giới lại với nhau và TMĐT ra đời như một điều tất yếu trong thời kỳ công nghệ số. Và việc đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng với 1 quốc gia cũng như các tổ chức doanh nghiệp. Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cuối năm 2020: có 53% dân số tham gia mua sắm trực tuyến giúp thị trường TMĐT tăng 18% năm trong 2020, đạt doanh thu 11,8 tỷ

USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

cả nước và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới. Việt Nam được coi là nước có mức độ phát triển về thị trường bán lẻ cao thứ 2 trong khu vực sau Indonesia (41%)

Trong báo cáo Nền kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2020 của Google và Temasek có chỉ ra rằng “ nền kinh tế Internet của Đông Nam Á ước đạt 105 tỷ USD trong 2020 và dự kiến sẽ đạt 309 tỷ USD vào năm 2025, trở thành một trong những khu vực tăng trưởng thương mại trực tuyến (online commerce) nhanh nhất thế giới.”. Điều đó càng được thể hiện rõ trong thời kỳ đại dịch Covid 19 khiến cho lượng truy cập các trang thương mại điện tử tăng cao. Theo nghiên cứu của Nielsen trong năm qua có 70% người Việt tiếp cận Internet, 53% người tiêu dùng chuyển qua ví điện tử khi thanh toán mua hàng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đã Nang tỷ lệ sử dụng giao dịch qua mạng tăng 70%.

Trang

TMĐT

ng truy cập

(triệu lượt) Xeplạng

IOS Xep lạng Android Youtube (triệu lượt) Instagram (triệu lượt) Facebook (triệu lượt) Shopee 68 1 1 0.35 0.20 19 Thế giới di động 31 10 7 0.76 0.002 3 Tiki 22 3 2 0.38 0.14 2 Lazada VN 20 2 8 0.24 0.13 30 Điện máy xanh 16 9 3 0.51 N/A 1 Sendo 11 4 11 0.15 0.02 2 Điện máy chợ lớn 6 12 12 0.004 0.003 0.6

Biểu đồ 2.2: Quy mô thị trường TMĐT B2C 2015-2019

M Doanh thu

----Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Nguồn: Bộ công thương Năm 2019 được coi như sự thay đổi của thị trường TMĐT trong giai đoạn 5 năm “ Ke hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020” với hơn 44 triệu người tham gia mua sắm online. Năm 2019 do tình hình dịch bệnh khiến nhiều người dùng chuyển từ hình thức mua sắm truyền thống sang trực tuyến tạo ra lợi thế cho thị trường TMĐT, tiếp đà tăng trưởng cho năm 2020 với doanh thu đạt 11,8 tỷ USD. Có thể thấy người Việt đang ngày càng ưa chuộng việc sử dụng các dịch vụ trên Internet như ăn uống, đi lại, ... điều này sẽ là lợi thế cho sự phát triển các hình thức dịch vụ online để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.

Theo báo cáo của Cục thương mại điện tử và kinh tế số, hiện người dân tham gia hình thức mua sắm online trên các kên mua sắm như website thương mại điện tử chiếm 52%: trên các diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng TMĐT di động cùng đạt 57% và phần nhỏ còn lại là các hình thức khác như Email, WhatsApp,. Có thể thấy sự cạnh tranh giữa mạng xã hội và các ưng dụng di động trong việc lựa chọn nơi mua sắm. Điển hình như bán hàng trên trang Facebook, Instagram,. rất nổi trội trong những năm 2013-2015 do người tiêu dùng sử dụng 2 ứng dụng này rất nhiều cộng thêm việc nhà nước không đánh thuế thu nhập đối với các cá nhân, tổ chức buôn bán trên các trang mạng xã hội đã thúc đẩy kênh mua sắm này phát triển. Và đến năm 2016 các ứng dụng mua sắm online du nhập vào nước ta đã mở ra nhiều lựa chọn cho người mua.

Báo cáo trên được đưa ra vào quý 4 năm ngoái cho thấy mức độ phổ biến của các trang thương mại điện tử. Dan đầu vẫn là ứng dụng Shopee của tập đoàn Forrest Li (Singapore) với hơn 68 triệu lượt truy cập mỗi tháng gấp 2 lần so với Thế giới di động xếp thứ hai. Các ứng dụng mua sắm online phổ biến tại Việt Nam đều lần lượt nằm trong top 10 và sẽ luôn có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Với những tiện ích mà các trang TMĐT mang lại đang làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân. Cách thức vận hành đơn giản, giao diện dễ nhìn, phương tiện thanh toán linh hoạt,... đã khai thác tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

Biểu đồ 2.3: Quy trình vận hành của TMĐT

Giao hàng cho hãng vận chuyển

Nguồn: Myer - E-logistics Operation Processes

Quy trinh bao gồm 3 chủ thể độc lập tham gia trực tiếp và 1 bên trung gian giúp kết nối thực hiện tối đa nhu cầu của các bên. Đây là giá trị mà hình thức mua sắm truyền thống chưa làm được. Sau khoảng 5 năm xuất hiện trên thị trường Việt Nam, các sàn thương mại điên tử đã đa dạng hóa các mặt hàng cũng như phương tiện thanh toán và giao nhận để làm tăng lượng mua sắm online. Cụ thể theo báo cáo mới nhất của Bộ công thương có 35% người dùng được khảo sát sẽ mua trên 9 loại hàng hóa/dịch vụ và 18% sẽ mua trên 15 loại hàng hóa/dịch vụ. Đồng thời giá trị mua sắm trực tuyến dao động trong khoảng 5 triệu đồng 1 người/ năm.

2.2.2. Các thuận lợi và rào cản đối với việc phát triển hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

2.2.2.1. Thuận lợi

a. Công nghệ thông tin, hạ tầng Internet: trong năm 2021 Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi số làm chủ hạ tầng và không gian mạng. Trong tháng 1/2020 nước ta đã thành công chuyển đổi địa chỉ Internet từ giao thức Internet thế hệ 4 (IPv4) sang IPv6 với cải thiện vượt trội về công nghệ và an toàn bảo mật. Đây là giao thức mặc định trong mạng 5G và Internet kết nối vạn vật (IoT); là tài nguyên số giúp phát triển mạng Internet, hạ tầng, dịch vụ số. “ Hiện Việt Nam có khoảng 34 triệu người sử dụng IPv6 (đạt 46%) đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới về chuyển đổi IPv6 ” - theo báo cáo của Bộ Công Thương. Và Việt Nam là một trong những nước tiên phong trên thế giới thử nghiệm thành công 5G - công nghệ có khả năng truyền tải dữ liệu mạnh. Đây là yếu tố trong việc thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trong tương lai.

Bên cạnh đó các DN cũng tập trung đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý thông minh như: C-invoicen (quản lý hóa đơn điện tử), CRM (Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng) , ERP (Enterprise resource planning systems- Phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban). Cùng với đó là việc sử dụng các mạng xã hội như Zalo, Facebook và các ứng dụng Email, WhatsApp, Viber, ... cho công việc gần như là 100% tại các công ty. Internet phát triển thì việc sử dụng các trang mạng điện tử là điều tất yếu, nó như một xu hướng kết nối con người lại với nhau.

b. Xu hướng tiêu dùng: Hiện nay nước ta là dân số trẻ có khả năng tiếp cận và học hỏi các công nghệ hiện đại rất nhanh cùng với xu hướng tiêu dùng hiện nay người dân thường đi chợ online thay vì truyền thống vì cuộc sống càng hiện đại con người càng bận rộn hơn, họ không dành nhiều thời gian cho việc ra ngoài mà thay vào đó là không gian mạng. Theo thống kê của Cục thương mại điện tử trong năm 2019 có 11% người được khảo sát dành hơn 9 tiếng để truy ập Internet và trung bình sẽ là 3-5 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó việc truy cập các trang mua sắm càng trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần 1 chiếc smartphone kết nối Internet bạn có thể online trong suốt 24h.

c. Thanh toán điện tử: Trong 5 năm trở lại đây chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng thanh toán điện tử với dề án “ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020” và năm 2020 là sự thành công vượt trội khi các giao dịch trên Internet tăng trưởng lên đến 238% ( Bộ công thương).Và hiển nhiên TTĐT mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia như có tính bảo mật cao, giảm thiểu chi phí giao dịch, kiểm soát lịch sử thuận tiện và dễ dàng. Việc sử dụng TTĐT đã giúp cho hoạt động TMĐT đơn giản hóa và giảm chi phí mua hàng khi các trang mua sắm đưa ra nhiều ưu đãi, giảm giá cho khách hàng sử dụng thanh toán online.Hiện nay có 4 hình thức thanh toán điện tử chính ở nước ta: thanh toán thẻ tín dụng đây là cơ sở ban đầu để phát triển các hình thức thanh toán sau này vì

vậy hiện nay nó vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thanh toán qua cổng thanh toán

hình thức thanh toán này đang được ưu tiên bởi tính bảo mật cao. Tiếp theo là thanh toán bằng ví điện tử như Momo, Zalo pay, Airpay,... hiện đang được sử dụng rất nhiều với giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng và các app thanh toán này được hợp cùng với các trang mua sắm trực tuyến lại càng tạo ra sự tiện lợi trong quy trình mua bán

hàng hóa. Thanh toán bằng điện thoại thông minh là tạo ra một mã QR, mã code

trực tiếp trên máy điện thoại liên kết đến tài khoản ngân hàng của người dùng và

Một phần của tài liệu 853 phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tại việt nam (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w