Đầu tư về công nghệ

Một phần của tài liệu 853 phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tại việt nam (Trang 70)

6. Kết cấu đề tài:

3.2.2. Đầu tư về công nghệ

Tính đến nay đã có một số công nghệ được vào áp dụng trong hoạt động hậu cần thương mại điện tử như Internet of Things (IOT) hay thực thể tăng cường (Augmented Reality - AR), ... đều nhằm mục đích rút ngắn thời gian xử lý và phân loại hàng hay quản lý tồn kho và hiển nhiên việc sử dụng công nghệ mới đã giúp ích cho doanh nghiệp có những bước đi mới trong hoạt động E-logistics trong thời đại 4.0. Tuy nhiên đó mới chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chuổi cung ứng và những công nghệ này đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng từ lâu vì vậy các DN cần có kế hoạch đầu tư lớn hơn về công nghệ để có thể cạnh tranh với những ông lớn trong ngành.

Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến: việc tích hợp 3 trong 1 sẽ giúp tối đa hóa năng suất lao động và tăng khách hàng đặt hàng online. Ứng dụng này sẽ hộ trợ các nhà quản lý có thể két nối được với khách hàng từ đầu cho đến cuối quy trình từ đó đánh giá được chất lượng dịch vụ và phản ứng của khách hàng đối với mình từ đó đưa ra được kế hoạch hoạt động trong tương lai.

Sử dụng phương tiện vận tải tự điều khiển (Self-driving Vehicles): trong logistics thường sẽ sử dụng các robot vận tải trong nhà kho, bãi để vận chuyển hàng hóa nặng hoặc hàng hóa có tính phân loại cao cần đến máy móc để tăng tính chính xác. Và hiện nay khi công nghệ AI đang được khai thác và phát triển thì những phương tiện tự động sẽ không chỉ làm việc ở kho mà sẽ tham gia trong quá trình lưu thông hàng hóa như giao hàng chặng cuối hay những xe tải tự lái trên tuyến đường dài,. Khi áp dụng các công nghệ hiện đại này sẽ làm giảm đi lao động trong khâu

giao nhận phân bổ tập trung sang những khâu cần đến con người đồng thời tăng năng suất lao động, giảm đáng kể thời gian cũng như chi phí vận hành và tính an toàn của ứng dụng này cũng cao hơn.

Số hóa chuỗi cung ứng (Digitalization ): đây là quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại và các nguồn lực khác để thiết kế cả chuỗi cung ứng. Kết quả của ứng dụng số hóa là giúp tăng số lượng đơn đặt hàng và tăng doanh thu vì số hóa sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ, khả năng phục hồi và tăng tính chủ động của các hoạt động trong chuỗi. Đối với mỗi DN sẽ có những chiến lược và quy mô khác nhau nên việc thiết kế chuỗi cung ứng là khác nhau chứ không phải chỉ đơn giản là áp dụng một công nghệ vào trong chuỗi để cải thiện hiệu suất một chức năng riêng lẻ.

3.2.3. Nâng cao chất lượng lao động trong Logistics

Theo công bố trong Sách trắng Logistics của Hiệp hội Logistics Việt Nam 2018 thị trường lao động tính đến năm 2030 sẽ cần đến 2,2 triệu người tập trung ở các thành phố lớn và trung tâm logistics. Với nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng hiện nay có 30 trường đại học và 32 trường cao đẳng trên khắp cả nước với tổng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 4,000 như vậy nguồn cung là không đủ so với thời điểm hiện tại đặc biệt là lao động trình độ cao. Tại tọa đàm “ Nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0 ” diễn ra vào tháng 4/2021 vừa qua tại Đại học Tài chính-Marketing, đại diện công ty CSL Logistics cho biết: “ Nhu cầu nhân lực ngành Logistics hiện đang rất khan hiếm. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực thật sự hòa nhập, làm việc và lĩnh hội ngay các đặc tính của ngành nghề chưa nhiều. Sinh viên còn yếu từ ngoại ngữ cho đến kỹ năng thực chiến nên sau tuyển dụng gần như đơn vị phải mất một thời gian để đào tạo lại ”. Vì vậy nguồn nhân lực hiện nay không chỉ thiếu hụt về chất lượng mà cả số lượng. Để cải thiện tình trạng lao động hiện nay thì nước ta cần: Thứ nhất, cải thiện chất lượng sinh viên chuyên ngành logistics, kinh doanh quốc tế,... để đảm bảo đạt chuẩn đầu ra và yêu cầu đầu vào tại các doanh nghiệp. Thứ hai, đối với sinh viên cần nâng cao trình độ ngoại ngữ vì đối với yêu cầu ngành nghề và thị trường hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ là yếu tố rất quan trọng để giao tiếp và tiếp xúc với công nghệ tiên tiến từ các nước khác nhau. Nên buộc các sinh viên phải có năng lực ngoại ngữ và trong thập kỉ tới sinh viên sẽ có ít nhất 2 ngôn ngữ nước ngoài để

phục vụ cho công việc trong tương lai. Thứ ba, tại các doanh nghiệp có thể liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tổ chức các hoạt động tham quan hoặc buổi trải nghiệm tại các doanh nghiệp để sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành nghề và có chuẩn bị tốt cho công việc sau khi tốt nghiệp.

3.2.4. Thay đổi trong cách quản lý và vận hành kho

Thay vì sử dụng kho theo phương thức truyền thống như chứa hàng, tập kết hàng hóa thì trong thời điểm hiện tại các doanh nghiệp logistics nên có những giải pháp tối ưu hơn để tối đa hóa công dụng của một kho chứa nhằm làm giảm chi phí hoạt động cũng như tăng thời gian chung chuyển giữa các khâu:

- Áp dụng các phần mềm quản lý hàng tồn kho FIFO (First in - First out) hay LIFO (Last in - First out), nghĩa là dựa vào thứ tự ưu tiên và tính chất hàng hóa để có kế hoạch vận chuyển phù hợp như đối với hàng hóa là thực phẩm, đồ đông lạnh sẽ được xếp vào FIFO, hay như hàng hóa là những hàng tồn kho thì cần được ưu tiên chuyển đi thì sẽ sử dụng LIFO. Với hai hệ thống quản lý này sẽ hỗ trợ vận hành tối đa các kho ở các chi nhánh khác nhau và tập hợp dữ liệu trên cùng một hệ thống tạo sự thuận tiện trong khâu quản lý

- Sử dụng kho như một trung tâm phân phối hàng hóa. Để đáp ứng hu cầu hàng hóa trên các trang thương mại điện tử hiện nay - chủ yếu là hàng lẻ, thì các kho hàng truyền thống có thể tích hợp việc đóng gói và phân loại hàng hóa dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Việc sử dụng kho bãi như một trung tâm phân phối hàng hóa không chỉ giúp các doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm chi phí thuê kho ngoài mà còn giúp giải quyết vấn đề thời gian giao hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ trên các sàn TMĐT.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta chỉ tập trung ở 1/4 tổng cửa khẩu quốc tế khiến cho các cửa khẩu này phải xử lý 86% khối lượng hàng hóa. Còn trong nước, hệ thống giao thông chủ yếu tập trung vào đường bộ chiếm 3/4 khối lượng hàng hóa trong nước, nhưng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng lại chưa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng được khối lượng lớn hàng hóa di chuyển liên tục như vậy. Bên cạnh đó nước ta chưa tận dụng được các

hình thức vận chuyển bằng đường thủy nội địa và đường sắt - mạng lưới đường sắt và tàu bè nước ta khá lạc hậu để đáp ứng được nhu cầu hàng hóa hiện nay. Vì vậy nước ta cần thực hiện tốt các nội dung sau để cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng logistics trong nước:

- Đưa ra chính sách khai thác, xây dựng hợp lý kết cấu cơ sở hạ tầng , giao thông liên kết giữa các tỉnh thành, tránh tình trạng đua nhau xây dựng gây lãng phí thời gian, ngân sách mà vẫn gây ách tắc trên các tuyến giao thông trọng điểm.

- Hoàn thiện quy hoạch giao thông, giải phóng không gian để tạo ra sự hỗ trợ và liên kết giữa các chuỗi giá trị quan trọng trong nước và quốc tế.

- Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, thị trường, công nghệ dựa trên sự kết nối giữa các trung tâm kinh tế, trung tâm logistics trên khắp cả nước.

- Cải thiện hệ thống vận tải đường thủy nội địa và đường sắt để giảm tải khối lượng hàng hóa đường bộ. mở rộng nguồn cung cho nhu cầu vận tải trong nước.

3.3.2. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trong logistics và thương mạiđiện tử điện tử

Việt Nam được coi là một trong những nước hàng đầu có tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Đông Nam Á vậy nên với những nguồn luật điểu chỉnh thương mại cũ sẽ tạo ra lỗ hổng pháp luật khi xảy ra tranh chấp làm giảm tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Cần có những nguồn luật và khung pháp lý cụ thể và cập nhật liên tục để điều chỉnh TMĐT và logistics nói chung. Thời đại công nghệ số luôn thay đổi vì vậy buộc các cấp ban ngành phải theo dõi và nắm bắt kịp thời để đưa ra những quyết định, chính sách hợp lý tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN trong và ngoài nước.

3.3.3. Tăng khả năng kiên kết và tiếp nhận thông tin giữa các bộ phận

Sự liên kết giữa các bộ phận mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kinh ngạc nhưng hiện nay liên kết giữa các bộ phận trong hoạt động logistics, thương mại điện tử nói riêng và liên kết giữa TMĐT và logistics nói chung vẫn chưa đủ để tạo ra những bước tiến mới. Điển hình như việc các trang thương mại điện tử chưa chú tâm đến những đánh giá xấu về chất lượng dịch vụ giao nhận đã tạo ra lỗ hổng trong khâu quản lý khiến các trang mua sắm online có thể mất đi khách hàng tiềm năng, suy giảm doanh thu. Hay như trong khâu quản lý của một số đơn vị vận tải cũng

chưa làm được điều này khiến cho hàng hóa bị ùn ứ, thất lạc ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển và nếu việc này tiếp tục xảy ra vào “ mùa cao điểm săn sale” thì các doanh nghiệp không chỉ nhận về những đánh giá xấu mà có thể sẽ dẫn đến những kết quả xấu hơn như bị tẩy chay, khiếu nại và đền bù tổn thất khi vi phạm quy định mà hai bên cam kết.

Vì vậy để tăng cường sự liên kết không chỉ trong nội bộ tổ chức mà cả giữa hai hình thức kinh doanh là logistics và TMĐT thì các doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách quản lý và quy định chung khi hợp tác. Đồng thời có thể sử dụng các phần mềm quản lý thông minh để tất cả các bên có thể theo dõi và xử lý đơn hàng kịp thời khi xảy ra vấn đề đặc biệt khi khối lượng hàng hóa lớn máy móc sẽ xử lý chính xác và nhanh hơn so với con người. Bên cạnh đó cần có sự trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch thúc đẩy sự phát triển giữa các bên. Sự nỗ lực đó không chỉ có các doanh nghiệp logistics và TMĐT mà cần đến sự hỗ trợ của các cấp, ban, ngành như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương,... để hoàn thành mục tiêu cắt giảm chi phí trong logistics, rút ngắn thời gian giao hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng - đây là mục tiêu mà nhà nước và các doanh nghiệp đề ra để tăng vị thế cạnh tranh trong thời gian tới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

1. Trong chương 3 thể hiện hai ý chính bao gồm: xu hướng phát triển logistics

trong thương mại điện tử tại VN từu đó đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp với tình hình phát triển của nước ta hiện nay.

2. Với những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời thời

điểm hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai như: tăng tỷ trọng thanh toán online, ứng dụng công nghệ hiện đại trong toàn bộ chuỗi cung ứng và xu thế M&A trong logistics. Nhìn nhận được những xu thế thay đổi trong tương lai các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh khi có những thay đổi về công nghệ, quy trình quản lý và tăng cường sự liên kết, trao đổi thông tin giữa các bộ phận, tổ chức doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Khóa luận đã chỉ ra mối tương quan giữa logistics và thương mại điện tử. Hai lĩnh vực này tồn tại song song và cùng phát triển trong tương lai. Ở Việt Nam thị trường E- logistics và thương mại điện tử vẫn còn nhiều giá trị tiềm ẩn chưa được khai thác, là một thị trường đầy tiềm năng thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài vào hai lĩnh vực này. Đặc biệt khi tình hình Covid-19 đang trở nên phúc tạp hơn trong hai năm gần đây giúp cho thị trường mua sắm online càng trở nên sôi động. Nhiều tính năng mới được tung ra thị trường như đi chợ hộ của Grab, Shopee liên kết với Now đặt đồ ăn ngay trên ứng dụng mua sắm,... Điều này cho thấy công nghệ số có thể thay đổi liên tục và linh hoạt khi thị trường thay đổi.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử logistíc cũng thêm cho mình diện mạo mới với E-logistics, chỉ mới du nhập vào Việt Nam nhưng E-logistics đang cho thấy thế mạnh và sự phát triển của mình khi chỉ một năm trở lại đây đã xuất hiện thêm nhiều hãng vận tải tham gia vào thị trường E-logistics như BEST Express, Ship60, các hãng như Grab hay NOW chỉ biết đến với dịch vụ chuyên chở hành khách hay giao đồ ăn nhanh thì nay cũng liên kết với các doanh nghiệp thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu giao hàng hỏa tốc của người tiêu dùng.

Bên cạnh những điểm mạnh mà các DN đang làm tốt thì vẫn tồn tại nhũng hạn chế như chí phí logistics cao, thời gian giao hàng vẫn còn chậm, tính bảo mật trong thanh toán online,... cần phải được khắc phục. Sự hỗ trợ từ nhà nước và nỗ lực từ doanh nghiệp sẽ góp phần cải thiện vấn đề này trong tương lai gần. Mong rằng thông qua bài nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt có những cái nhìn mới và thay đổi tích cực hơn để có thể đáp ứng được thị trường hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2018, Bộ Công Thương 2. Phan Thị Hải Anh (2017) “Thương mại điện tử trong doanh nghiệp

nhỏ và vừa của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”

3. Nguyễn Thu Hà (2019) “ Tác động điều tiết của rủi ro cảm nhận đến mối quan hệ giữa chất lượng kết quả mua hàng và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thương mại điện tử ”

4. Đặng Đình Đào ( 2009) “Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”

5. Đoàn Hồng Vân (2003) “ Logistics những vấn đề cơ bản” ...

B. Tiếng Anh

1. Mihai Moraru, Romanian - American University “ E-commerce ” 2. Henri Isaac “ Factors influencing e-commerce development ”

3. Kent Goudrin (2006) “ Quản lý Iogisitcs toàn cầu - Một lợi thế cạnh tranh trong thế kỉ 21”

4. Gattorna, J (1983) “Handbook of Physical Distribution

Management”, 3th edition, Gower Publishing Company, England 5. UNCTAD (2004) “Trade Logistics and Facilitation: An

Exercise in International Cooperation” ...

C. Website

1. Word Bank “ Logistics Performance Index”. Truy cập ngày 15/4

Aggregated LPI | Logistics Performance Index (worldbank.org)

2. VECOM “ Chỉ số thương mại điện tử”. Truy cập ngày 15/4 Báo cáo

Chỉ số

Thương mại điện tử Việt Nam 2021 (vecom.vn)

3. Iprice Insights “ The map of E-commerce Viet Nam”. Truy cập ngày 16/4 The Map of E-commerce in Vietnam (iprice.vn)

ID: 1581592218 Đếm Chữ: 20346 Đã Nộp: 3

Phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương

Chỉ số Tương đồng 18% Tương đồng theo Nsu Internet Sources: 20 Ấn phẩm xuất bản: n

mại CIien tử tại Viet Nam Bơi Thuy Trần

3% match (Internet từ 01-thg 12-2020)

https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/2020/Bieu 18 E.pdf

1% match (Internet từ 29-thg 12-2020)

http: //ta pchi.ftu.edu. vn/c% C3 %A 1c-s%E1%BB%91 -t%E 10 ZoBA0 ZoA 1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n/178-t%E1 % BA%A1p-ch%C3%AD-

Một phần của tài liệu 853 phát triển hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tại việt nam (Trang 70)

w