6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
4.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty TNHHHOAKOYO
Trong giai đoạn 2018-2020, Công ty TNHH HOAKOYO thực hiện hoạt động SXKD và đã thu được kết quả như sau:
30
Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty HOAKOYO từ năm 2018 đến năm 2020 Đơn vị: nghìn đồng
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ________________________________ 10,926,125 12,419,022 6,957,239 1,492,897 13.66 (5,461,783 ) (43.98) 4. Giá vốn hàng bán 8,245,763 9,209,734 5,428,424 963,971 11.69 (3,781,310 ) (41.06) 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ________________________________ 2,680,362 3,209,288 1,528,815 528,926 19.73
(1,680,473
) (52.36)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 5,535 7,009 1,445 1,474 26.63 (5,564) (79.38)
7. Chi phí tài chính 91,678 32,956 107,656 (58,722) (64.05) 74,700 226.67
Trong đó: Chi phí lãi vay 91,678 32,956 107,656 (58,722) (64.05) 74,700 226.67
8. Chi phí quản lý kinh doanh 1,284,899 1,425,394 1,182,235 140,495 10.93 (243,159) (17.06)
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,309,320 1,757,947 240,369 448,627 34.26 (1,517,578
) (86.33)
10. Thu nhập khác 20,567 8,377 - (12,190) (59.27) (8,377) -
11. Chi phí khác 28,991 2,337 309 (26,654) (91.94) (2,028) (86.78)
12. Lợi nhuận khác (8,424) 6,040 (309) 14,464 (171.70) (6,349) (105.12)
13.Tong lợi nhuận kế toán trước thuế(LNTT) 1,300,896 1,763,987 240,060 463,091 35.60 (1,523,927
) (86.39)
14. Chi phí thuế TNDN___________________ 260,179 352,797 33,608 92,618 35.60 (319,189) (90.47)
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp________________________________ 1,040,717 1,411,190 206,452 370,473 35.60
(1,204,738
(Nguồn: Báo cáo KQKD tại Công ty HOAKOYO và tác giả tính toán)
Xét chung, tình hình SXKD của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 có một số biến động, cụ thể:
về doanh thu:
Doanh thu bán hàng hóa của công ty HOAKOYO phần lớn là từ hoạt động bán các sản phẩm, các mặt hàng công ty sản xuất và kinh doanh. Doanh thu bán hàng năm 2018 là 10,926,125 nghìn đồng, đến năm 2019, sản lượng hàng hóa, sản phẩm bán được của công ty tăng lên do thực hiện chiến lược tìm kiếm thị trường tiêu thụ đạt được hiệu quả, do đó doanh thu của HOAKOYO tăng lên và đạt 12,419,022 nghìn đồng, tức tăng 13,66% so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020, doanh thu của công ty lại sụt giảm mạnh xuống còn khoảng 6,957,239 nghìn đồng, giảm 43.98% so với doanh thu của năm 2019 và giảm 36.33% so với doanh thu của năm 2018. Đây là sự sụt giảm mạnh đối với doanh thu của công ty qua các năm, do năm 2020 công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, các công ty đối tác và khách hàng cũng bị ảnh hưởng về mặt kinh tế, điều này khiến cho công ty không thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa, số lượng bán ra giảm dẫn đến doanh thu giảm.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng. Do công ty thường xuyên phải mua nguyên vật liệu để phục vụ cho việc SXKD nên thực hiện thanh toán, trả tiền hàng bằng tiền trong tài khoản ngân hàng do đó tiền trong tài khoản thường biến động không đồng đều. Số tiền lãi nhận được cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu đạt được của công ty. Năm 2019 tiền lãi nhận được là 7,009 nghìn đồng, tăng so với năm 2018 là 26.63%, năm 2020 doanh thu từ tiền lãi nhận được là 1,445 nghìn đồng, giảm so với năm 2019 là 79.38%.
Khoản thu nhập khác của công ty chủ yếu là từ thanh lý một số tài sản cố định (TSCĐ), nhượng bán tài sản cố định, ngoài ra còn có khoản thu nhập từ quà biếu tặng của đối tác bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật,...
về chi phí của công ty:
Cũng giống như doanh thu đã phân tích ở trên, giá vốn hàng bán (GVHB) của HOAKOYO cũng có sự biến động. Năm 2019, giá vốn hàng bán là 9,209,734 nghìn đồng, tăng khoảng 11.69% so với năm 2018. Có thể thấy cùng với sự tăng lên của doanh thu thì GVHB cũng tăng theo, tuy nhiên tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán
là 11.69%, nhỏ hơn so với tốc độ gia tăng của doanh thu là 13.66%, từ điều này có thể thấy được công ty đã có kế hoạch quản lý chi phí gía vốn khá hiệu quả. Đến năm 2020, cùng với sự sụt giảm mạnh của doanh thu do ảnh hưởng của đại dịch, giá vốn hàng bán cũng sụt giảm mạnh, ở mức 5,428,424 nghìn đồng, tương ứng mức giảm 41.06% so với GVHB năm 2019 và giảm 34.16% so với GVHB của năm 2018. Tuy nhiên năm 2020, sự sụt giảm của doanh thu lại lớn hơn sự sụt giảm của giá vốn, điều này cho thấy năm 2020 HOAKOYO đang hoạt động kém hiệu quả lại, doanh thu bán ra ít hơn chi phí nguyên vật liệu bỏ ra, như vậy việc quản lý các khoản chi phí về giá vốn chưa triệt để như năm 2019. Công ty nên xem xét để tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố nguyên liệu, vật liệu đầu vào để tránh gây lãng phí nguồn kinh phí cũng như xem xét tình hình các năm tới để lên kế hoạch hoạt động SXKD hiệu quả.
Đối với chi phí tài chính, chủ yếu công ty HOAKOYO phát sinh các khoản chi phí lãi vay qua các năm, năm 2018 là 91,678 nghìn đồng. Đến năm 2019, số tiền lãi vay giảm xuống còn 32,956 nghìn đồng do HOAKOYO thanh toán một phần của khoản vay và thanh toán lãi. Tuy nhiên đến năm 2020, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, khoản vay tăng lên đồng thời khoản lãi cũng tăng theo, do vậy chi phí lãi vay năm 2020 là 107,656 nghìn đồng.
Về chi phí quản lý kinh doanh (CPQLKD), năm 2019 HOAKOYO thực hiện mua sắm thêm một số công cụ dụng cụ, thiểt bị phục vụ cho việc sản xuất và thực hiện tăng lương cho nhân viên, thêm các khoản phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên, do đó, chi phí quản lý kinh doanh năm 2019 tăng 10.93% so với năm 2018, với 1,425,394 nghìn đồng. Khoản chi phí này tăng do công ty chú tâm đến việc tăng thêm phúc lợi cho nhân viên đồng thời đầu tư để thu được hiệu quả tốt trong sản xuất kinh doanh, do vậy khoản chi phí này có thể coi là hợp lý cho năm 2019. Có thể thấy trong năm 2019, mức tăng của chi phí quản lý kinh doanh thấp hơn mức tăng của doanh thu (13.66%) cho thấy khâu quản lý CPQLKD của công ty năm 2019 đạt được hiệu quả tốt. Đến năm 2020, CPQLKD của công ty giảm xuống còn 1,182,235 nghìn đồng, tức giảm 17.03% so với năm 2019, nhận thấy tình hình kinh doanh kém hiệu quả do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên công ty đã lên kế hoạch
giảm thiểu chi phí, không đầu tư thêm trang thiết bị, hạn chế một số chi tiêu phát sinh và một phần là cắt giảm chi phí nhân công do trong giai đoạn khó khăn.
Xét về các chi phí khác, tại HOAKOYO, chi phí chủ yếu thường phát sinh là các chi phí liên quan đến thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ và một số trường hợp là phạt về việc vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Về lợi nhuận của công ty
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện các khoản lợi nhuận của công ty TNHH HOAKOYO từ năm 2018 đến năm 2020
Đơn vị: Nghìn đồng
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000
■ LNST BLNTT B Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(Nguồn: Số liệu do công ty TNHH HOAKOYO cung cấp)
Qua biểu đồ thấy được trong cả 3 năm lợi nhuận trước thuế (LNTT) và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không có sự chênh lệch nhiều do sự biến động không đáng kể của các khoản thu nhập và chi phí khác. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế của công ty là 1,763,987 nghìn đồng, tăng khoảng 35.6% so với LNTT của năm 2018. Trong năm 2019, qua báo cáo KQHDKD thấy được doanh thu của công ty tăng do làm ăn có hiệu quả, khiến cho khoản lợi nhuận trước thuế tăng 463,091 nghìn đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, do doanh thu giảm mạnh nên khoản lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm mạnh xuống 240,060 nghìn đồng, giảm 81.55% so với LNTT của năm 2018 và giảm 86.39% so với LNTT của năm 2019.